Vùng theo trình độ phát triển.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 28 - 30)

IV. Các loại vùng kinh tế

5. Vùng theo trình độ phát triển.

Vùng được phân theo trình độ phát triển là loại vùng tương đối phổ biến trên thế giới. Nó được phân chia nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lí và điều khiển các quá trình phát triển theo lãnh thổ của từng quốc gia.

Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng để phân vùng thường liên quan đến trình độ phát triển KT- XH. Dựa vào hệ thống chỉ tiêu này, người ta phân chia lãnh thổ của mỗi quốc gia thành 3 loại vùng: vùng phát triển, vùng chậm phát triển và vùng suy thoái.

Vùng phát triển thường là các lãnh thổ tập trung nhiều thế mạnh cho phát triển và trên thực tế đã thể hiện rõ tiềm lực về kinh tế của đất nước. Đây là vùng có vai trò quyết định đối với nền kinh tế cả nước.

VD: Ở Trung Quốc, vùng ven biển phía Đông với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, tiềm lực mạnh được coi là vùng phát triển.

Ở Hàn Quốc, vùng phát triển là Xơ un và phụ cận

Vùng chậm phát triển là lãnh thổ mà nền kinh tế chưa phát triển. Các nguyên nhân chủ yếu thường là thiếu điều kiện để phát triển như mạng lưới giao thông ít về số lượng xấu về chất lượng; dân cư thưa với trình độ dân trí thấp, tài nguyên thiên nhiên hạn chế hoặc khó khăn trong khai thác, sử dụng do địa hình.

Ở nước ta, có thể coi vùng Tây Bắc là vùng chậm phát triển. Trong tương lai khi hoàn thành nhà máy thuỷ điện Sơn La và kéo theo đó là hàng loạt ngành kinh tế khác, bộ mặt kinh tế của vùng sẽ được thay đổi.

Vùng suy thoái là vùng mà nền kinh tế hưng thịnh trước đây đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ. Lí do là hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên lâu dài, nhưng thiếu biện pháp bảo vệ môi trường dẫn đến cạn kiệt tài nguyên.

Vùng suy thoái có thể gặp ở một số quốc gia có ưu thế về khai thác một vài loại khoáng sản nào đó hoặc khai thác tài nguyên bừa bãi, thiếu kế hoạch

CHƯƠNG 3: PHÂN VÙNG KINH TẾI. Mục đích, ý nghĩa của phân vùng kinh tế. I. Mục đích, ý nghĩa của phân vùng kinh tế.

Phân vùng kinh tế luôn được hiểu là nhận thức chủ quan của con người về sự tồn tại khách quan của các vùng kinh tế. các vùng kinh tế được vách ra như là hành động của con người tác động vào những vùng lãnh thổ nhằm nâng cao hiệu quả của nghệ thuật sử dụng lãnh thổ cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, tổ chức tốt hơn không gian sống, không gian sản xuất và không gian xã hội. Chính thông qua tổ chức lãnh thổ, các xã hội có thể tạo ra công bằng hơn trong phát triển.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w