IV. Hệ thống phân vị.
4. Xác định vai trò và tiêu chuẩn hóa các cấp vùng kinh tế.
Nhiều tác giả xác định vai trò của các cấp vùng kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và tiêu chuẩn hoá các cấp đó ở một số mặt chủ yếu (diện tích, số dân, mức độ hoàn chỉnh về kinh tế) phù hợp với tình hình phát triển của mỗi nước. Các tác giả này đặc biệt chú ý tới “vùng kinh tế cơ bản”; họ đã thống nhất với nhau ở nhiều điểm và cũng chưa hoàn toàn nhất trí với nhau ở một số điểm khác. Chúng ta lần lượt xem xét ở các cấp vùng.
a.Vùng kinh tế cơ bản.
- Đó là một đơn vị kinh tế tổng hợp lớn gồm nhiều vùng kinh tế - hành chính giáp với nhau, đồng nhất với nhau về những ngành sản xuất chuyên
môn hoá chủ yếu, hoặc có liên quan chặt chẽ với nhau trong sản xuất chuyên môn hoá, do đó, tạo nên những mối liên hệ kinh tế chặt chẽ trong một không gian địa lí rộng lớn.
Gần toàn bộ nền kinh tế của các vùng kinh tế - hành chính nằm trong vùng kinh tế cơ bản đều bị “hạt nhân” của nó hút. Những ngành sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế cơ bản nói chung đều có ý nghĩa toàn quốc, đồng thời mức độ hoàng chỉnh vè kinh tế của nó cũng rất cao; ở Liên Xô (cũ), đó là những lãnh thổ - sản xuất , mà chính phủ trung ương lấy làm đơn vị để xây dựng các kế hoạch kinh tế dài hạn.
Do diện tích của nó thường rất lớn, số dân thường rất đông, nên ở mỗi nước số lượng các vùng kinh tế cơ bản thường không nhiều. Ở Liên Xô (cũ), phạm vi lãnh thổ của nó thường vượt xa ra ngoài biên giới của các nước cộng hoà. Nói chung thì nó là “những bộ phận lãnh thổ lớn của nền kinh tế quốc dân, lớn về diện tích, về số dân, về tài nguyên thiên nhiên và về tiềm năng kinh tế, những bộ phận lãnh thổ đó “giải quyết những nhiệm vụ kinh tế quan trọng có tầm quan trọng toàn quốc gia.
Không phải ở giai đoạn phát triển kinh tế nào của đất nước cũng hình thành vùng kinh tế. Nó chỉ xuất hiện khi có nền kinh tế kế hoạch hoá ở trình độ cao và lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ đến mức khiến cho giữ các vùng kinh tế - hành chính gần nhau cóp những mối liên hệ kinh tế mật thiết để tạo thành một đơn vị kinh tế - lãnh thổ thống nhất. Nói một cách khái quát, thì sự hình thành các vùng kinh tế là kết quả phát triển khách quan của lực lượng sản xuất.
- Để đảm bảo tính hoàn chỉnh của nền kinh tế, mỗi vùng phải có một diện tích và dân số cần thiết. Đó là một yêu cầu có tính chất nguyên tắc. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này ý kiến của các nhà nghiên cứu còn chưa thống nhất với nhau.
Một số tác giả mà P.M. Alampiép là đại biểu cho rằng: “chỉ tiêu chung nhất phản ánh tiềm lực kinh tế của vùng là số dân”. Vùng kinh tế lớn của Liên Xô (cũ) thường vào khoảng 6 đến 20 triệu người. Về diện tích, P.M Alampiép đề ra nguyên tắc “diện tích của vùng kinh tế lớn cần phải loại trừ
việc vận chuyển hàng tiêu dụng phổ cập quá xa trong nội bộ vùng”, nghĩa là ông cho rằng diện tích không quá lớn; nhưng ông lại xác định: “nguyên tắc này chỉ được vận dụng đối với những vùng đông dân và đã được khai thác. Đối với những vùng ít được khai thác và kém phát triển, không nên vận dụng nguyên tắc này, bới vì nó ảnh hưởng đến tiềm lực kinh tế của vùng”, nghĩa là ông cho rằng đối với những vùng còn kém phát triển, ít dân cư, thì diện tích có thể rộng hơn (vì nếu diện tích nhỏ, thì dân cư sẽ quá ít và tiềm lực kinh tế sẽ quá yếu). Với lập luận nói trên, ông đã đưa ra chỉ tieu về quy mô lãnh thổ trung bình của vùng kinh tế cơ bản đông dân và đã được khai thác là khoảng 250.000 đến 300.000 km2 để cho “khoảng cách tối đa của việc vận chuyển trong nội bộ vùng thường không quá 500 – 1000 km.
A. Vêđixep, đại diện cho một số tác giả kác, lại cho rằng số dân và diện tích và dân số chỉ là “những đặc trưng thuần tuý hình thức” và khẳng định rằng “những ý thức xuất phát từ những đặc trưng thuần tuý hình thức đó để phân vùng kinh tế là sai”. Theo ông, thì “số dân của vùng không thể là tiêu chuẩn đầu tiên trong việc phân vùng, từ đó, ông bác bỏ ý kiến cho rằng “cần phải quy định một mức phỏng chừng về số dân đối với các vùng lớn là từ 6 đến 20 triệu người” và ông lấy ví dụ cụ thể về vùng kinh tế viễn đông Liên Xô (cũ) (4,3 triệu dân) để bác bỏ ý kiến trên. Ông cũng phản đối ý kiến cho rằng phải quy định diện tích của vùng kinh tế cơ bản theo chỉ tiêu độ dài vận chuyển hàng hoá trung bình trên các tuyến đường, vì theo ông “độ dại đó không liên quan gì với diện tích lãnh thổ của từng vùng”, diện tích của từng vùng là do phạm vi rộng hay hẹp của những mối liên hệ kinh tế nội bộ ở từng vùng quy định.
- Là một khâu chủ yếu của hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân, có nhiều khả năng về tự nhiên, về kinh tế - xã hội, có diện tích rộng, có dân số đông, vùng kinh tế cơ bản có cơ cấu sản xuất rất phức tạp bới nhiểu ngành hợp thành một thể tổng hợp sản xuất vững mạnh và phát triển toàn diện.
Theo P.M. Alampiép, thì ở Liên Xô (cũ), các vùng kinh tế cơ bản dù chuyên môn hoá sản xuất như thế nào cũng vẫn có các ngành sau: sản xuất
diện lực (tất cả các vùng đều có, vì “không có nó, thì không thể thành vùng kinh tế cơ bản”), công nghiệp nhiên liệu (phần lớn các vùng có), luyện kim chế tạo máy móc (không vùng nào không có, vì đã trở thành “một yếu tố cần thiết của vùng", công nghiệp hoá chất (chủ yếu để phục vụ cho ngành sản xuất chính: phân khoáng cho nông nghiệp và các hoá chất cần thiết cho các ngành khác), công nghiệp sản xuất vật liệu tổng hợp và các sản phẩm từ vật liệu đó (với quy mô khác nhau giữa các vùng: lấy cơ sở là hơi đốt thiên nhiên, hơi đốt trong các mỏ dầu, hơi đốt của các xí nghiệp chế biến dầu, than cốc, gỗ và cặn bã của nông nghiệp - ở Liên Xô (cũ), mỗi vùng kinh tế cơ bản đều có một trong những loại nhiên liệu nói trên), công nghiệp chế biến dầu (không tập trung ở một số nơi có mỏ dầu như trước, để tránh việc chuyên chở dầu chế biến và các sản phẩm chế biến từ dầu đi xa), sản xuất vật liệu xây dựng, kể cả xi măng (nhất định phải có trong mỗi vùng kinh tế cơ bản), sản xuất thực phẩm, nhất là những loại khó vận chuyển: khoai tây, rau, sữa (nằm trong cơ cấu sản xuất của tất cả các vùng), cuối cùng là hệ thống vận tải tương ứng (phụ vụ những mối liên hệ kinh tế trong vùng và giữa vùng với các vùng khác).