Tính khách quan của hệ thống phân vị.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 40 - 41)

IV. Hệ thống phân vị.

1. Tính khách quan của hệ thống phân vị.

Trong nội bộ mỗi vùng kinh tế, sản xuất có tính đồng nhất: tính đồng nhất đó thể hiện ở sản xuất chuyên môn hoá của vùng. Tuy nhiên, so sự phân hoá trong không gian của các yếu tố tạo vùng, nên trong nội bộ mỗi

vùng kinh tế, cũng có sự sai biệt về sản xuất các địa phương ở một số điểm nhất định; sự sai biệt đó cũng nhiều, nếu diện tích cuả vùng càng lớn và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng càng phong phú. Điều đó có nghĩalà tình đồng nhất về sản xuất trong vùng kinh tế chỉ có ý nghĩa tương đối và trong nội bộ mỗi vùng kinh tế, lại có những địa phương chuyên môn hoá sản xuất khác nhau. Vì thế, ở mỗi nước, đều có những vùng kinh tế cấp cap bao gồm một số vùng kinh tế cấp thấp hơn. Từ đó, một vấn đề được đặt ra trong phân vùng kinh tế là phải xác định hệ thống phân vị thích hợp với tình hình phát triển kinh tế khác quan của mỗi nước ở từng giai đoạn phát triển kinh tế nhất định.

Hệ thống phân vị ở mỗi nước trong từng gia đoạn phát triển kinh tế nhất định không phải do chủ quan người phân vùng đặt ra, mà là “tấm gương” phản chiếu trình độ phát triển của nền kinh tế ở giai đoạn đó. Do trình độ phát triển kinh tế chênh lệch nhau, sự phân hoá trong không gian của các điều kiện sản xuất diễn ra ở mức độ khác nhau (trình độ phát triển càng cao, mức độ phân hoá càng lớn), nên nước này đã có vùng kinh tế cấp cao (hệ thống phân vị phức tạp hơn), nước khác lại chưa có (hệ thống phân vị đơn giản hơn). Hệ thống phân vị, như vậy, là do “sự phân công khách quan, sự chuyên môn hoá của các bộ phận khác nhau của vùng kinh tế” quy định nó hoàn toàn “không có tính chất chủ quan, duy ý chí”

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w