Vùng hành chính.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 27 - 28)

IV. Các loại vùng kinh tế

4. Vùng hành chính.

Vùng hành chính được phân ra nhằm phục vụ cho việc quản lí các hoạt động kinh tế - xã hội theo các đơn vị hành chính.

Phân chia hành chính là một công việc phức tạp. Đó là sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội trong thời điểm hiện tại và tương lai, có tính đến trình độ phát triển kinh tế và khả năng quản lí. Kết quả phân chia có tính pháp lí và được thể hiện thong qua các qui định của Hiến pháp và pháp luật.

Về phương diện địa lí hành chính, trong quá trình dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã phân chia lãnh thổ thành những đơn vị hành chính nhiều cấp để thuận tiện cho việc quản lí, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Dĩ nhiên, do nhận thức và quan điểm về vấn đề này có sự khác nhau ở mỗi thời kì nên công tác phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính có nhiều thay đổi.

Ngay từ thời Hai Bà Trưng, nước ta đã được phân chia thành các quận, huyện với 65 thành trì. Dưới các triều đại Lý, Trần, Hồ các bộ phận của lãnh thổ nước ta được gọi là các Lộ. Đến triều Lê, các Lộ đổi thành Trấn.Lúc này cả nước chỉ có 5 Đạo, mỗi Đạo lại gồm nhiều Phủ, Châu, Huyện. Sang triều Nguyễn, các Trấn đổi thành các Tỉnh…

Đến cuối thời Pháp thuộc, cả nước gồm có 3 Kì 69 tỉnh, trong đó Bắc Kì có 26 tỉnh, Trung Kì có 19 tỉnh, Nam Kì có 21 tỉnh và khu Sài Gòn - Chợ Lớn (Nguyễn Quang Ân, 1997)

Sau ngày miền Bắc được giải phóng (1954), ngoài cấp Tỉnh ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc còn có các cấp trung gian giữa quốc gia và tỉnh là khu tự trị Thái - Mèo (1955, năm 1962 đổi thành khu tự trị Tây Bắc), khu tự trị Việt Bắc năm 1956…

Một trong những chủ trương của nhà nước là tiến hành cải cách hành chính nhằm giảm bớt cấp quản lí trung gian giữa Trung ương và địa phương. Trong vòng hai thập niên (1976-1996), số đơn vị hành chính cấp tỉnh của nước ta tăng lên do việc tái lập các tỉnh từ các tỉnh được hợp nhất vào thời kì trước. Lúc đầu cả nước có 38 tỉnh (thành phố, đặc khu) bao gồm Trung du và miền núi phía bắc 9 tỉnh, đồng bằng sông Hồng 6 tỉnh, Bắc Trung Bộ 3 tỉnh, duyên hải Nam Trung Bộ 4 tỉnh, Tây Nguyên 3 tỉnh, Đông Nam Bộ 4 tỉnh và đồng bằng song Cửu Long 9 tỉnh. Vào thập niên 80 số đơn vị hành chính tăng lên 40, bao gồm 3 thành phố (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng), 1 đặc khu (Vũng Tàu- Côn Đảo) và 36 tỉnh. Vào năm 1994 con số này tăng lên 53 tỉnh, thành phố.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996 Quốc hội lại phê chuẩn tái lập 15 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương (Đà Nẵng) và 8 tỉnh (Bắc Thái, Hà Bắc, Hải Hưng, Minh Hải, Nam Hà, Quảng Nam- Đà Nẵng, Sông Bé và Vĩnh Phú)

Như vậy, ngoài câp Trung ương, nước ta tồn tại 3 cấp hành chính: tỉnh, huyện và xã với các vai trò của cấp là khác nhau.

Nếu phân chia có cơ sở khoa học, phù hợp với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và trình độ quản lí thì sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Còn ngược lại, sẽ gây ra những tốn kém không đáng có, mất nhiều thời gian để ổn định các hoạt động kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w