Những quan điểm áp dụng trong phân vùng kinh tế 1 Quan điểm “lãnh thổ”.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 37 - 40)

1. Quan điểm “lãnh thổ”.

Mỗi yếu tố tạo vùng đều phân hóa trong không gian về nhiều mặt: cũng là yếu tố “dân cư”, nhưng về số lượng dân cư Thái Bình đông đúc, dân cư Sơn La thưa thớt, về chất lượng, người Kinh ở Thái Bình giỏi trồng

lúa nước,người Thái ở Sơn La giỏi trồng bông đồi, cũng là yếu tố đất đai, nhưng đất ở Thái Bình là phù sa mới do hệ sông Hồng bồi đắp, đất ở Sơn La là phe-ra-lit miền núi phân hóa từ các đá gốc khác nhau.

Vì mối yếu tố đều phân hóa trong không gian, nên sự kết hợp giữa các yếu tố và tổng thể của chúng cũng phân hóa trong không gian: nếu mối quan hệ giữa con người, đất đai và các yếu tố khác ở Thái Bình đưa đến phương thức thâm canh trên ruộng nước, thì mối quan hệ này ở Sơn La lại đưa đến phương thức quảng canh trên nương rẫy.

Chính sự phân hóa đó đã đưa đến sai biệt – lãnh thổ của sản xuất mà các nhà nghiên cứu đã coi là một quy luật phát triển của nền sản xuất xã hội. Phân vùng kinh tế có nhiệm vụ tìm ra sự sai biệt lãnh thổ của sản xuất (đặc trưng kinh tế địa phương), cụ thể là tìm ra những vùng kinh tế chuyên môn hóa khác nhau trên lãnh thổ đất nước, do đó, phải quán triệt sâu sắc quan điểm lãnh tổ.

Quán triệt quan điểm lãnh thổ, người phân vùng kinh tế phải phát hiện chính xác những yếu tố trội của các đị phương để xác định đúng khả năng chuyên môn hóa sản xuất của các địa phương đó và cuối cùng, vạch ra được hệ thống các vùng kinh tế khác nhau tồn tại trên lãnh thổ đất nước.

Việc tìm ra các yếu tố trội có thể chưa đưa đến việc khẳng định các ngành sản xuất chuyên môn hóa của các địa phương vì việc khẳng định còn phụ thuộc vào yếu tố nhu cầu hay còn gặp trở ngại ở những yếu tố khác. Điều này thường xảy ra ở những địa phương mà nền kinh tế còn kém phát triển. Tuy nhiên, hệ thống các yếu tố trội trong trường hợp này vẫn cho người phân vùng kinh tế thấy được thế mạnh kinh tế tiềm tàng của các địa phương và triển vọng phát huy thế mạnh đó. Thế mạnh kinh tế tiềm tàng chính là điểm tựa đầu tiên của sự hình thành cơ cấu sản xuất chuyên môn hóa và là một điều kiện quan trọng của sự phân hóa lãnh thổ đất nước thành những vùng kinh tế chuyên môn hóa khác nhau.

2. Quan điểm “lịch sử” và quan điểm “viễn cảnh”.a. Quan điểm “lịch sử”. a. Quan điểm “lịch sử”.

Quán triệt quan điểm “lịch sử” trong phân vùng kinh tế, người phân vùng, khi phân tích mọi vấn đề, phải chú ý “ngược dòng lịch sử”. Đặc biệt, đối với những ngành sản xuất truyền thống, thì nghiên cứu quá trình phát triển của chúng qua thời gian lịch sử càng dài càng tốt – dĩ nhiên, phải tùy theo từng vấn đề mà giới hạn ở những mốc thời gian thích hợp. Có làm như vậy, người phân vùng kinh tế mới có thể thấy được hết những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế do sự biến đổi của các yếu tố, đặc biệt của các yếu tố kinh tế – xã hội, gây nên, từ đó, mới thấy được đầy đủ bản chất cơ cấu và hình thái phân bố sản xuất hiện tại được đầy đủ và dự kiến được thêm chính xác mọi khả năng tiềm tàng của nền kinh tế đất nước, nhất là những ngành đã từng phát triển hoặc mất đi bởi những lí do nào đó, nhưng xưa kia đã từng phát triển mạnh mẽ, mà hiện nay, vẫn còn tiềm lực phát triển, đồng thời vẫn có nhu cầu về sản phẩm.

b. Quan điểm “viễn cảnh”.

Như trên đã nói, các yếu tố tạo vùng luôn luôn vận động, phát triển, do đó, nếu đã làm cho cơ cấu và hình thái phân bố sản xuất ngày hôm nay khác ngày hôm qua thì cũng sẽ làm cho cơ cấu và hình thái phân bố sản xuất ngày mai khác ngày hôm nay, nghĩa là làm cho hệ thống các vùng kinh tế luôn luôn biến động. Vì thế, trong các vùng kinh tế, không phải các yếu tố đều tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái hiện tại của nó, cũng không phải mọi yếu tố đều đã xuất hiện rõ nét, lại có những yếu tố còn hoàn toàn vắng mặt mà sẽ xuất hiện do những tác động của những nhân tố nào đó.

Do nhiệm vụ của nó, phân vùng kinh tế phải có tính dự kiến: quán triệt quan điểm “viễn cảnh”, vì thế, là điều vô cùng cần thiết. Người phân vùng kinh tế phải có cái nhìn động, nghĩa là phải luôn thấy rõ xu hướng phát triển, biến động của các loại nhu cầu và các loại khả năng, tác động của chúng trong xu hướng đó đối với sự hình thành và phát triển của cơ cấu và hình thái phân bố sản xuất ở các địa phương khác nhau trong nước, lại phải phát hiện đúng những yếu tố gốc để đề xuất những biện pháp kinh tế - kĩ thuật nhằm bồi dưỡng, thúc đẩy chúng phát triển và gây phản ứng dây

chuyền đưa đến sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các vùng kinh tế, nhất là đối với những vùng mới được khai thác.

Tuy nhiên, phân vùng kinh tế phải có ý nghĩa thực tiễn, do đó, muốn dự kiến đúng đắn thì phải dựa vào thực tế. Nếu không dự kiến triển vọng phát triển của nền kinh tế thì phương án sẽ thiển cận và sẽ lạc hậu một cách nhanh chóng, nhưng nếu không căn cứ vào thực tế, thì phương án sẽ có tính chất viển vông. Trong cả hai trường hợp, phân vùng kinh tế đều không làm được nhiệm vụ cơ bản của nó là cải tạo và kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân.

3. Quan điểm “tổng hợp”.

Các yếu tố tạo vùng không gây tác động tách rời nhau mà trong mối quan hệ hữu cơ với nhau, thúc đẩy và ức chế lẫn nhau, để tạo nên ở mỗi vùng kinh tế một thể tổng hợp sản xuát nhất định.

Quan điểm “tổng hợp” đòi hỏi người phân vùng kinh tế phải luôn dùng phương pháp phân tích “phản ứng dây chuyền” để nghiên cứu mọi vấn đề. Có vô số mối quan hệ, song khái quát lại ta thấy có những mối quan hệ cơ bản sau đây: mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau, mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế - xã hội với nhau, mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với các yếu tố kinh tê – xã hội.

Trong những mối quan hệ phức tạp này, người phân vùng kinh tế cần đặc biệt chú ý những mối quan hệ chủ yếu nhất, dó là: mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi – tạo thành một chu trình tuần hoàn khép kín trong nội bộ sản xuất nông nghiệp, mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp – là hai bộ phận hữu cơ của nền kinh tế quốc dân, mối quan hệ giữa sản xuất và môi trường – vốn luôn luôn thống nhất với nhau… và cuối cùng là mối quan hệ giữa sản xuất, nhu cầu và khả năng – mối quan hệ về bản chất của vùng kinh tế.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w