Vận dụng nguyên tắc này vào phân vùng kinh tế.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 32 - 34)

II. Các nguyên tắc phân vùng kinh tế

b. Vận dụng nguyên tắc này vào phân vùng kinh tế.

Theo nguyên tắc này, người phân vùng kinh tế phải thực hiện trong mỗi vùng kinh tế sự cân đối hợp lí giữa sản xuất, nhu cầu và khả năng. Song một vấn đề đặt ra là không phải lúc nào ở đâu, khả năng cũng có thể đáp ứng hay dễ dàng đáp ứng nhu cầu. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa khả năng và nhu cầu, người phân vùng kinh tế phải tổ chức sản xuất ở trong vùng như thế nào để giải quyết hợp lí mâu thuẫn trên?

Theo yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội, thì khả năng phải phục tùng nhu cầu. Vì thế, tuy tổ chức sản xuất, người phân vùng

SẢN XUẤT

NHU CẦU KHẢ NĂNG

để th ỏa m ãn mọi cân đối đư ợc tậ n d ụn g vào

kinh tế phải xem xét cả hai mặt, nhưng phải luôn luôn nắm chắc và tìm mọi cách bảo đảm nhu cầu. Như vậy, người phân vùng kinh tế phải:

- Tận dụng mọi điều kiện thuận lợi sẵn có để đảm bảo nhu cầu.

- Tìm mọi biện pháp kinh tế - kĩ thuật để cải tạo những điều kiện không thuận lợi, theo yêu cầu bảo đảm nhu cầu, nếu không làm như thế, phân vùng kinh tế sẽ trở nên thụ động, tiêu cực và thiếu sáng tạo (trái với tính chất phân vùng kinh tế ở các nước xã hội chủ nghĩa).

Tuy nhiên, nếu chỉ chú ý tới nhu cầu, thì có khi sẽ đi đến chỗ bảo đảm nhu cầu với hiệu quả kinh tế thấp (ví dụ: làm cho chi phí sản xuất lên quá cao). Mặt khác, như đã biết thuận lợi hay trở ngại do các yếu tố tạo vùng gây ra thường chỉ có tính chất tương đối: một yếu tố gây trở ngại cho ngành sản xuất này, nhưng lại có thể tạo thuận lợi cho ngành sản xuất khác. Vì thế, nếu thấy việc cải tạo những điều kiện không thuận lợi để đảm bảo một nhu cầu nào đó đưa đến hiệu quả kinh tế thấp, thì có thể điều chỉnh nhu cầu để tiến hành sản xuất phù hợp với khả năng sẵn có. Song chỉ có thể làm như thế trên cơ sở tính toán thật nghiêm túc với đầy đủ ý thức tôn trọng nhu cầu. Mặt khác, phải tận dụng khả năng thuận lợi ở nơi khác để phát triển sản xuất thỏa mãn nhu cầu đã điều chỉnh nói trên, làm như thế thì nhìn chung toàn bộ nền kinh tế, sản xuất vẫn cân đối với nhu cầu và khả năng.

Bảo đảm cân đối giữa sản xuất với nhu cầu và giữa sản xuất với khả năng là hai nội dung cơ bản của nguyên tắc “kinh tế”. Nếu nội dung thứ nhất giúp cho việc thực hiện nội dung thứ hai một cách tích cực và sáng tạo, thì nội dung thứ hai lại giúp cho việc thực hiện nội dung thứ nhất một cách hợp lí. Hai nội dung đó kết hợp chặt chẽ với nhau – nội nọ đề phòng, ngăn ngừa việc vận dụng máy móc nội dung kia – nhằm đảm bảo bản chất của vùng kinh tế. “Sợi chỉ đỏ” xuyên qua toàn bộ nội dung của nguyên tắc này chính là hiệu quả kinh tế cao nhất có thể đạt được phương án phân vùng. Chính vì thế mà nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc “kinh tế”.

Nếu nguyên tắc trên giúp người phân vùng kinh tế xác định đúng cơ cấu sản xuất, thì hai nguyên tắc sau đây lại là chỗ dựa để người vùng kinh

tế có thể xác định đúng ranh giới của vùng kinh tế - nhiệm vụ cụ thể thứ hai của phân vùng kinh tế.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 32 - 34)

w