Nội dung của quy hoạch vùng.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 60 - 61)

V. Phương pháp phân vùng kinh tế.

5. Nội dung của quy hoạch vùng.

Nội dung của quy hoạch vùng trong điều kiện và đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay chủ yếu là quy hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội và phân bố các lưc lượng sản xuất phù hợp với định hướng chiến lược phát triển chung của cả nước.

Nội dung cụ thể của quy hoạch vùng gồm các phần sau:

Phần I: Xác định mục đích, yêu cầu của đợt quy hoạch, nêu ra những

vấn đề cơ bản quan trọng cần phải giải quyết trong giai đoạn quy hoạch nhằm tạo ra một bước chuyển biến mới trong phát triển và phân bố kinh tế – xã hội trong vùng

Giới hạn phạm vi lãnh thổ sẽ tiến hành quy hoạch: tỉnh, thành phố, quận huyện, thị xã, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch nghỉ mát… ấn định thời gian cho đợt quy hoạch: 5 năm, 10 năm, 15 năm tùy theo quy mô vùng, trình độ phát triển, vấn đề giải quyết trong giai đoạn quy hoạch và mục đích yêu cầu của đợt quy hoạch.

Phần II: Đánh giá hiện trạng vùng

- Phân tích các nguồn lực nội sinh và ngoại tụ: vị trí địa lí và qui mô lãnh thổ vùng trong mối tương quan với hệ thống vàng ngang cấp loại và với vùng cấp cao hơn, các nguồn tài nguyên và môi trường thiên nhiên (qui mô, chất lượng, khả năng khai thác, sử dụng); nguồn nhân lực: số lượng, chất lượng, phân bố và sử dụng; hệ thống cấu trúc hạ tầng; giao thông liên lạc, cung cấp điện, cung cấp nước, trạm trại thí nghiệm, kho tàng bến bãi, thiết bị kĩ thuật, công trình thủy lợi, địa chất công trình; nguồn vốn sản xuất trong vùng: tài sản thiết bị, máy móc, các công trình xây dựng; các quan hệ thị trường: khả năng tiêu thụ trong vùng, trao đổi hàng hóa ngoài vùng và liên doanh thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài…

- Phân tích hiện trạng kinh tế – xã hội của vùng: qui mô kinh tế (GDP vùng) nhịp độ tăng trưởng trong giai đoạn trước (5-10 năm trước giai đoạn qui hoạch) và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng; đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế trong vùng; phân tích cơ cấu lãnh thổ vùng: các khu đô thị

hóa, các khu công nghiệp tập trung, các vùng chuyên môn hóa, đánh giá cơ cấu vùng tương quan với cơ cấu tài nguyên và lãnh thổ cuả vùng.

Phần III: Định hướng phát triển và phân bố các lự lượng sản xuất vùng

Xác định cho từng mục tiêu, cho từng giai đoạn qui hoạch: quy mô, nhịp độ tăng trưởng GDP, Bình quân GDP/ người; tỷ suất hàng hóa, khối lượng sản phẩm, khả năng và giá trị xuất khẩu; chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu kinh tế vùng có căn cứ lí luận.

Luận chứng phát triển ngành: Nông-Lâm-Ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng cơ bản, dịch vụ

Luận chứng phân bố theo vùng: Phân chia các địa khu theo chức năng sử dụng, sơ đồ tổng mặt bằng, phân bố các trung tâm, mạng lưới, các tuyến, trục, điểm…

Nêu các chương trình, kế hoạch hàng đầu, các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư có căn cứ khoa học và có sức hấp dẫn.

Tính toán và tìm kiếm các giải pháp thích hợp, có hiệu quả; đề xuất các kiến nghị với các cấp chính quyền, với các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w