Quy hoạch vùng ngoại thành.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 64 - 67)

V. Phương pháp phân vùng kinh tế.

d) Quy hoạch vùng ngoại thành.

Quy hoạch vùng nông nghiệp chuyên môn hóa cao ở ngoại vi thành phố lớn. Đặc điểm của loại quy hoạch này là có sự liên hệ chặt chẽ và đa dạng với nội thành về sản xuất, vận tải, các hoạt động dịch vụ kinh tế, văn hóa và xã hội. Nó thường tạo thành các khu vực đặc thù riêng biệt: Đất nông nghiệp, vườn cây xanh, các điểm dân cư xen ghép có thể phát triển thành các trung tâm có trình độ phát triển mọi mặt khá cao.

CHƯƠNG 4: PHÂN VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM I. Vùng kinh tế - xã hội. I. Vùng kinh tế - xã hội.

Ở nước ta, công tác phân vùng kinh tế cũng được triển khai với các phương án khác nhau, tuỳ theo từng thời kì lịch sử.

* Vào thập kỉ 60 của thế kỉ XX, trong giáo trình Địa lí kinh tế Việt Nam, GS Trần Đình Gián đã phân chia nước ta thành 2 vùng kinh tế cơ bản theo thực thể ranh giới chính trị lúc đó. Một hệ thống phân vị được đưa ra gồm 3 cấp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: vùng kinh tế lớn, vùng kinh tế - hành chính tỉnh, vùng kinh tế - hành chính huyện. Miền Bắc được phân thành 4 vùng kinh tế- hành chính tỉnh. Cũng trong thời gian này còn có công trình nghiên cứu về phân vùng kinh tế của tác giả Minh Chi…

* Sau khi đất nước tái thống nhất, công tác phân vùng kinh tế được

nghiên cứu bài bản hơn.Về mặt tổ chức, năm 1977 Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương được thành lập.

Trong thời gian này đã có những nghiên cứu phác thảo về phân vùng kinh tế tổng hợp. Trong “Báo cáo tóm tắt về phân bố lực lượng sản xuất trong 10 - 15 năm tới”, Viện phân vùng qui hoạch Trung ương kiến nghị 8 vùng kinh tế lớn. Đó là:

1. Đồng bằng và trung du Bắc Bộ 2. Quảng Ninh

3. Tây Bắc Bắc Bộ

4. Cao Bằng - Bắc Thái - Lạng Sơn 5. Thanh Nghệ Tĩnh - Bình Trị Thiên

6. Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ 7. Đông Nam Bộ

8. Đồng bằng Sông Cửu Long

Bước vào đầu thập niên 80 của thế kỉ XX, có đề tài nghiên cứu về phân vùng kinh tế Việt Nam do TS. Nguyễn Trọng Uyên làm chủ nhiệm. Kết quả là hệ thống 4 vùng kinh tế lớn đã ra đời với sự tham gia của đông đảo các nhà địa lí trong phạm vi cả nước.

Về phân vị, hệ thống vùng kinh tế là một hệ thống phân tầng, có thứ bậc với qui mô khác nhau. Mỗi vùng kinh tế bao gồm một số vùng kinh tế ở cấp thấp hơn. Trên cơ sở đó, ở nước ta có 3 cấp vùng kinh tế: vùng kinh tế lớn, vùng kinh tế - hành chính tỉnh và vùng kinh tế- hành chính huyện. Ngoài ra còn có cấp trung gian đó là tiểu vùng trong vùng kinh tế lớn.

Phương án phân vùng nói trên về cơ bản thoả mãn được các yếu cầu đặt ra đối với vùng kinh tế lớn. Trên cơ sở đó, lãnh thổ nước ta được chia thành 4 vùng kinh tế lớn, 7 tiểu vùng, 40 vùng kinh tế - hành chính và nhiều vùng kinh tế - hành chính huyện. Cụ thể là:

 Vùng kinh tế lớn Bắc Bộ  Vùng kinh tế lớn Bắc trung Bộ  Vùng kinh tế lớn Nam Trung Bộ  Vùng kinh tế lớn Nam Bộ

* Từ năm 1986, đất nước bước vào công cuộc đổi mới. Để đáp ứng các yêu cầu mới, công tác phân vùng qui hoạch cũng từng bước được hoàn thiện và phát triển.

Trong giai đoạn 1986 - 2000, hệ thống vùng của nước ta bao gồm 7 (8) vùng kinh tế. Nếu là phương án 7 vùng thì gộp Đông Bắc với Tây Bắc thành TD và MN phía Bắc, còn phương án là 8 thì tách ra thành Đông Bắc và Tây bắc.

Vào đầu thập niên 80 thế kỉ XX, nước ta chia làm 8 vùng kinh tế trên nền 61 tỉnh và thành phố như sau:

 Vùng Đông Bắc: 11 tỉnh  Vùng Tây Bắc: 3 tỉnh

 Vùng Đồng bằng Sông hồng: 11 tỉnh  Vùng Bắc Trung Bộ: 6 tỉnh

 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: 6 tỉnh  Vùng Tây Nguyên: 4 tỉnh

 Vùng Đông Nam Bộ: 8 tỉnh

* Những năm đầu tiên của thế kỉ XXI, Bộ kế hoạch và đầu tư có kiến nghị phương án 6 vùng kinh tế gắn với 3 vùng kinh tế trọng điểm trên nền chung 64 tỉnh, thành phố. Bao gồm:

- Trung du và miền núi phía Bắc: 14 tỉnh

- Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía bắc: 12 tỉnh- thành phố.

- Duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: 14 tỉnh, thành phố

- Tây Nguyên: 5 tỉnh

- Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: 7 tỉnh - Đồng bằng sông Cửu Long: 12 tỉnh

Sau đây chúng tôi chỉ sử dụng cách phân vùng theo sách giáo khoa đã thống nhất: 7 vùng kinh tế.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 64 - 67)

w