Vận dụng nguyên tắc này trong phân vùng kinh tế.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 36 - 37)

II. Các nguyên tắc phân vùng kinh tế

b. Vận dụng nguyên tắc này trong phân vùng kinh tế.

- Trường hợp thứ nhất: Nếu có một dân tộc sống tập trung trong một địa bàn nhất định, thì cố gắng đưa trọn vẹn địa bàn này vào một vùng kinh tế, tránh cắt xẻ nó thành nhiều bộ phận nằm ở nhiều vùng kinh tế khác nhau. Làm như thế chính là để tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi dân tộc được chung sống tập trung trong một vùng kinh tế nhất định, do đó, có thể phát huy được đầy đủ và ở mức cao nhất khả năng sản xuất đặc thù của mình vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế của vùng; như vậy, cuối cùng cũng là để đảm bảo thu được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

- Trường hợp thứ hai: Đối với những vùng kinh tế lớn, những vùng cấp cao và đối với những dân tộc sống tập trung trong một địa bàn nhất định, người phân vùng kinh tế có thể vận dụng yêu cầu nói trên một cách tương đối dễ dàng (có thể một địa bàn dân tộc, một khu vực tự trị nào đó nằm trọn vẹn trong lãnh thổ một vùng kinh tế lớn hay một vùng kinh tế cấp cao). Nhưng đối với những vùng kinh tế nhỏ, những vùng cấp thấp và đối với những dân tộc sống phân tán trong nhiều địa bàn biệt lập nhau, xen kẽ với những dân tộc khác, thì người phân vùng kinh tế phải xuất phát từ yêu cầu kinh tế (bảo đảm bản chất của vùng kinh tế) để lí giải vấn đề: người phân vùng sẽ không chú ý dến những địa bàn dân tộc nhỏ, phân tán, xen kẽ và khi thấy cần phải cắt xẻ những địa bàn dân tộc tập trung thành nhiều bộ phận để đưa các bộ phận đó vào những vùng kinh tế khác nhau nhằm đảm bảo giữ vững bản chất của các vùng kinh tế, đồng thời cũng nhằm bảo đảm cho nền kinh tế chung và nền kinh tế của mỗi dân tộc phát triển được thuận lợi.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w