Vùng Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 73 - 74)

V. Phương pháp phân vùng kinh tế.

5. Vùng Tây Nguyên.

a. Vị trí địa lí:

Vùng gồm có 5 tỉnh với diện tích tương đối lớn: 54,7 nghìn km2, dân số: 4,9 triệu người. Đây là vùng duy nhất không giáp biển và có vị trí đặc biệt quan trọng đối với an ninh chính trị và phát triển kinh tế, nó được coi là nóc nhà của Đông Dương.

b. Điều kiện tự nhiên:

Địa hình là các cao nguyên bằng phẳng, xếp tầng. Trên đó là đất bazan màu mỡ chiếm diện tích lớn nhất cả nước (1,35 triệu ha). Đây là loại đất rất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp.

Khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao là điều kiện quan trọng để đa dạng hóa cây trồng.

Vùng có nhiều tiềm năng về thủy điện. Bốn hệ thống sông phân bố đều trên 5 tỉnh, về mặt lí thuyết đã thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất, đời sống và phát triển năng lượng vùng.

Vùng có tài nguyên rừng giàu có nhất cả nước, độ che phủ gần 60% với sự phong phú về thành phần loài thực vật, động vật. Khoáng sản có vai trò quan trọng nhất là boxit và vật liệu xây dựng.

c. Điều kiện kinh tế - xã hội:

Đây là vùng thưa dân,có dân số ít lại là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp nhưng gần đây nhờ sự chuyển cư từ phía Bắc vào và sự phát triển của khoa học, giáo dục mà chất lượng lao động có sự cải thiện.

Cơ sở vật chất đã bước đầu được xây dựng nhất là mạng lưới giao thông vận tải: quốc lộ 14,19, 20. Vùng đang thu hút mạnh mẽ sự đầu tư.

d. Tình hình phát triển kinh tế:

Tổng sản phẩm quốc nội của Tây nguyên đã tăng nhanh tuy nhiên quy mô GDP vẫn thấp nhất trong 7 vùng kinh tế. Thế mạnh nổi bật của vùng là phát triển cây công nghiệp lâu năm, thủy năng, lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w