Khái quát chung về vùng kinh tế trọng điể mở Việt Nam.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 81 - 83)

V. Phương pháp phân vùng kinh tế.

1. Khái quát chung về vùng kinh tế trọng điể mở Việt Nam.

* Bốn vùng kinh tế trọng điểm được xác định là:

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh).

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm tỉnh Thừa thiên – Huế, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định).

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Tây Ninh và Bình Phước).

- Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009.

Theo đề án, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Trên lãnh thổ bốn vùng này hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, kết cấu hạ tầng, lao động kĩ thuật.

Bốn vùng kinh tế trọng điểm là nơi tập trung các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ…, có nhiều “cửa ra, cửa vào”, cảng biển, sân bay và đầu mối giao thông (trục dọc và trục ngang) của đất nước. Đây cũng là nơi tập trung nhiều các trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật của cả nước.

Về trình độ lao động có kĩ thuật; nếu tỉ lệ có chuyên môn của cả nước là 12,3%, trong đó trung học chuyên nghiệp 3,8%, cao đẳng, đại học, trên đại học 2,3%, các trình độ khác là 5,9%, thì ở 3 vùng này tỉ lệ đó là 31,5%, 8,5%, 8,3%, 14,7%.

- các vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng nhanh và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ba vùng (cũ) là khá cao. Trong thời kì 1996 – 2002, mức tăng trưởng đạt 10,7% so với khoảng 7% của cả nước. Mức đóng góp vào GDP của cả nước là 60,7%. Trong những năm tới, mức đóng góp sẽ tiếp tục tăng cao và có tác dụng dây truyền mạnh hơn nữa đến các lãnh thổ lân cận.

- các vùng kinh tế trọng điểm là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước.

Các địa bàn này tập trung tới 147,7 nghìn cơ sở công nghiệp (23,6% cả nước). Các cơ sở sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 85,9% (504/587 cơ sở), trong đó chủ yếu ở VKTTĐ phía Nam (71,04% cả nước)

- Các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp tới hơn 80% giá trị xuất khẩu và thu hút phần lớn các dự án, số vốn FDI của cả nước.

Tính đến 31/10/1996 đã có 1420 dự án với tổng số vốn đăng kí 20,14 tỉ USD được cấp phép hoạt động trên ba vùng kinh tế trọng điểm, chiếm 79,2% tổng số dự án và 80,5% tổng số vốn đăng kí của cả nước.

Hai VKTTĐ phía Bắc và phía Nam có tốc độ thu hút và thực hiện vốn FDI khá cao so với cả nước, nếu lấy tỉ trọng dân số làm nền để so sánh. Tỉ trọng vốn đăng kí gấp 2,5 lần tỉ trọng về dân số đối với VKTTĐ phía Bắc,

gấp 4,5 lần đối với VKTTĐ phía Nam. Tuy nhiên, với VKTTĐ miền Trung thì lại thấp hơn nhiều.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w