Vùng kinh tế hành chính cấp thấp (cấp II).

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 47 - 48)

IV. Hệ thống phân vị.

c. Vùng kinh tế hành chính cấp thấp (cấp II).

Các nhà nghiên cứu phân vùng kinh tế nói chung thống nhất với nhau về vai trò của cấp vùng kinh tế này; về đại thể, họ cho rằng vùng kinh tế - hành chính cấp thấp là một trong những phương tiện thống nhất quản lí sản xuất và thống nhất chỉ đạo kỹ thuật sản xuất nhằm sử dụng đầy đủ và hợp lí những thuận lợi đặc biệt (yếu tố trội) hay khắc phục trở ngại nhất định chung cho các địa phương trong vùng về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội (như sử dụng kỹ thuật sản xuất đặc thù có tính chất truyền thống của dân cư, sử dụng một cơ sở thuỷ lực hay điện lực,…) Như vậy, nó không phải là một đơn vị kế hoạch toàn diện. Đ.Bradisilốp cho rằng vị trí kinh tế tiểu vùng (vùng cấp 3 trong hệ thống phân vị của ông) chỉ là ở chỗ “ứng dụng thực tiễn trước hết đối với việc kế hoạch hoá nông nghiệp”.

Cũng như đối với vùng kinh tế - hành chính cấp I, người ta có thể thay đổi ranh giới của các đơn vị hành chính để tạo thành những vùng kinh tế - hành chính cấp II có quy mô về diện tích và dân số phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và với trình độ quản lý của chính quyền trong từng giai đoạn phát triển kinh tế nhất đinh.

Trình độ hoàn chỉnh của vùng kinh tế - hành chính cấp II nói chung thường chỉ ở mức thấp. Việc chuyên môn hoá sản xuất của nó thường không phức tạp, hoặc về một vài ngành nông nghiệp (nếu là địa bàn sản xuất nông nghiệp), hoặc một vài ngành công nghiệp.

Mức độ phát triển tổng hợp của vùng kinh tế - hành chính cấp II \ cũng không có tính chất tổng hợp của nền kinh tế trong vùng cũng không rõ, vì sự kết hợp giữa các ngành sản xuất thường khó có thể thực hiện được một cách đầy đủ trong một phạm vi lãnh thổ hẹp và theo Stan- gây, điều đó khiến cho người ta khó thấy sự hình thành của các vùng kinh tế cấp thấp và ranh giới của chúng.

Tuy nhiên, trong vùng kinh tế - hành chính cấp II, vẫn diễn ra một quá trình chuyên môn hoá nhất định, trong đó, một vào vùng kinh tế - hành chính cấp I, thậm chí có ý nghĩa cả nước. Và trong điều kiện sản xuất hiện nay, khó có thể có ngành nào phát triển độc lập, dù trong phạm vi lãnh thổ hẹp, nên vùng kinh tế hành chính cấp II vẫn là “một chỉnh thể” - một khối sản xuất thống nhất, tương đối hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w