V. Phương pháp phân vùng kinh tế.
1. Vùng Trung du – miền núi Bắc bộ:
a. Vị trí địa lí:
Nằm ở phía Bắc tổ quốc, phía Bắc giáp Trung Quốc,phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển, phía Nam giáp đồng bằng sông Hồng.
Vùng có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của cả nước, trở thành vùng đệm vùng bao bọc cho đồng bằng sông Hồng.
Đây là vùng có diện tích rộng lớn: 101 nghìn km2, dân số hơn 12 triệu người. Vùng gồm hai bộ phận: Tây Bắc và Đông Bắc.
b. Điều kiện tự nhiên:
Trung du miền núi Bắc Bộ có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế: đây là vùng giàu có tài nguyên khoáng sản nhất cả nước,dự trữ thủy năng lớn nhất cả nước. Vùng có diện tích đất feralit đỏ vàng thích hợp với cây công nghiệp. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh và có sự phân hóa theo độ cao tạo điều kiện cho đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Vùng có mật độ dân số tương đối thấp, gia tăng dân số gần đây có xu hướng giảm. Đây là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người, chiếm tới hơn 30 dân tộc, tạo ra sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế.
Cơ sở vật chất hạ tầng của vùng đang được hoàn thiện với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: 1,2,3,6, nhiều tuyến đường sắt: Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Lào Cai,…
d. Kinh tế:
Quy mô kinh tế vùng chiếm 6,6% GDP của cả nước. Trong đó, dịch vụ ngày càng giảm, công nghiệp tăng nhanh. Trong vùng nổi lên những thế mạnh chính về kinh tế như: thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, chăn nuôi đại gia súc, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch.