Vùng Đông Nam Bộ.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 74 - 75)

V. Phương pháp phân vùng kinh tế.

6. Vùng Đông Nam Bộ.

a. Vị trí địa lí:

Đông Nam Bộ nằm ở phía Tây Nam và Nam của lãnh thổ, tiếp giáp với Campuchia, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. Vùng gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đông Nam Bộ có diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác (23,6 nghìn km2), số dân vào loại trung bình (12 triệu người, 2006).

b. Điều kiện tự nhiên:

Địa hình khá bằng phẳng, chuyển tiếp giữa vùng cao nguyên của Tây Nguyên và vùng đồng bằng của Đồng bằng sông Cửu Long nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, ổn định rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đất đai gồm 2 nhóm chính là nhóm đất xám phù sa cổ và đất đỏ bazan. Với hệ thống sông Đồng Nai và các hồ lớn đã đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp.

Dân cư tương đối đông, trình độ dân trí cao, đây là vùng nhập cư lớn đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật.

Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhất cả nước với thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng nhất cả nước. Hệ thống phân phối điện nước ổn định,… đồng thời đây là vùng có sức hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.

d. Tình hình phát triển kinh tế:

Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu. Do đã tận dụng được các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng đã trở thành vùng phát triển kinh tế phát triển nhất cả nước.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w