Phạm vi không gian của những mối liên hệ kinh tế nội bộ.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 42 - 43)

IV. Hệ thống phân vị.

b. Phạm vi không gian của những mối liên hệ kinh tế nội bộ.

Để phân định vùng kinh tế, một mặt, phải xác định cơ cấu sản xuất chuyên môn hoá, mặt khác, còn phải xác định ranh giới của nó. Muốn xác định ranh giới của vùng kinh tế, phải căn cứ vào phạm vi không gian của những mối liên hệ kinh tế nội bộ vì, như đã biết, các “hạt nhân” và các ngành sản xuất chuyên môn hoá hay các ngành sản xuất “chính” của vùng – trong công nghiệp, các ngành này thường tập trung ở những “hạt nhân” - đều tạo ra một sức hút kinh tế của chúng. Những mối liên hệ kinh tế nội bộ thể hiện rõ phạm vi ảnh hưởng và sức hút đó; vì thế, phạm vi không gian của những mối liên hệ kinh tế nội bộ cũng là một tiêu chuẩn để phân định vùng kinh tế (xác định phạm vi lãnh thổ - ranh giới - cảu vùng và xác định cấp vùng).

Trên đại thể, thì các vùng kinh tế cấp cao là do những mối quan hệ kinh tế trong phạm vi không gian địa lí tương đối lớn tạo nên - những mối liên hệ này thường có ý nghĩa lớn, ý nghĩa cả nước; còn những vùng kinh tế cấp thấp thì được tạo nên bới mối liên hệ kinh tế trong phạm vi không gian địa lý không lớn lắm - những mối liên hệ này thường chỉ có ý nghĩa địa phương.

Tuy nhiên, không phải lúc nào và ở đâu, tình hình cũng xảy ra như vậy. Có trường hợp, vùng cấp thấp vẫn có những mối liên hệ kinh tế vượt qua rất nhiều phạm vi lãnh thổ của nó: đó là trường hợp của một số ngành sản xuất chuyên môn hoá tuy nằm gọn trong vùng cấp thấp, nhưng lại có ý nghĩa kinh tế lớn đói với cả nước hay đối với nhiều vùng trong nước.

3. Hệ thống phân vị.

Trước đây, ở Liên Xô (cũ), nhiều tác giả thừa nhận hệ thống phân vị gồm 3 cấp vùng chính:

- Vùng kinh tế cơ bản (hay vùng kinh tế kế hoạch, hay vùng địa lí kinh tế lớn)

- Vùng kinh tế - hành chính (vùng kinh tế - hành chính cấp I) - Vùng kinh tế hành chính cấp thấp (vùng kinh tế - hành chính cấp II). Các nghiên cứu phân vùng kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa cuãng đưa ra những hệ thống phân vị tương tự, tuy có sự thay đổi ít nhiều theo hình thức cụ thể ở từng nước, song về cơ bản, cũng thống nhấ với hệ thống “cấp” nói trên.

Dĩ nhiên hệ thống “ba cấp” không phải là bất di bất dịch, càng không phải là hệ thống tiêu chuẩn để áp dụng cho mọi nước. Ta chỉ coi hệ thống này như cái khung cơ bản; mỗi nước có thế tuỳ theo tình hình phát triển kinh tế của mình trong từng giai đoạn khác nhau mà thêm bớt cấp, thay đổi hệ thống phân vị một cách thích hợp - sự thay đổi đó không phải tuỳ tiện, mà do hoàn cảnh khách quan cảu mỗi nước ở từng giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau quyết định.

Ở Việt Nam, đã có một số phương án phân vùng kinh tế do các nhà nghiên cứu đề xuất. Qua việc xem xét các phương án ta có thể thấy một hệ thống phân vị mà các nhà nghiên cứu muốn đưa ra ở nước ta:

Chẳng hạn, theo Trần Đình Gián, hệ thống phân vị gồm 4 cấp: - Vùng kinh tế cơ bản

- Vùng kinh tế - hành chính (vùng kinh tế - hành chính cấp I)

- Vùng kinh tế - hành chính cấp thấp (vùng kinh tế - hành chính cấp II) - Vùng kinh tế cơ sở (liên huyện)

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w