V. Phương pháp phân vùng kinh tế.
3. Vùng Bắc Trung Bộ.
a. Vị trí địa lí:
Vùng gồm 6 tỉnh giáp biển, có diện tích 51,5 nghìn km2, dân số: 10,6 triệu người (2006). Đây là vùng trung gian giữa miền Bắc và miền Nam, là cầu nối kinh tế giữa 2 vùng này. Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông chính xuyên quốc gia, vừa có hệ thống cảng biển, sân bay, vừa là cửa ngõ thông ra biển của Lào và Đông Bắc Thái Lan.
b. Điều kiện tự nhiên:
Đây là vùng lãnh thổ hẹp ngang, với sự thay đổi địa hình từ vùng đồi núi ở Tây sang đồng bằng ở Đông và vùng thềm lục địa đã tạo nên cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp điển hình.
Khí hậu mang sắc thái chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng có sự phân hóa theo địa hình và mức độ cách xa biển. Ngoài ra vùng còn có điều kiện phát triển công nghiệp do có nhiều loại khoáng sản có giá trị. Du lịch cũng trở thành một thế mạnh của vùng.
c. Điều kiện kinh tế - xã hội:
Bắc Trung Bộ là cái nôi của dân tộc Việt Nam, có nền văn hóa lâu đời, mảnh đất hiếu học. Quy mô dân số vùng đứng thứ 4 cả nước, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên.
Tuy nhiên, hạn chế của vùng là cơ sở vật chất còn yếu, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá, gần đây được tăng cường nhờ phát triển hệ thống cảng biển và sân bay.
d. Tình hình phát triển kinh tế:
Bắc Trung Bộ đang xây dựng một nền kinh tế toàn diện với nhiều sản phẩm hàng hóa và ngày càng nâng cao vai trò trong tổng thể kinh tế cả nước. Trong cơ cấu kinh tế nổi lên các hoạt động Nông – Lâm – Ngư nghiệp, du lịch biển.