Bản đồ các vùng kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 77 - 81)

V. Phương pháp phân vùng kinh tế.

Bản đồ các vùng kinh tế Việt Nam

II. Vùng kinh tế ngành.

Ở nước ta, phân vùng kinh tế ngành được tiến hành sớm hơn vùng kinh tế tổng hợp. Năm 1962, UB kế hoạch Nhà nước phối hợp với Bộ nông nghiệp triển khai nghiên cứu phân vùng nông nghiệp và đến năm 1964 đã chia miền bắc thành 4 vùng nông nghiệp với 46 tiểu vùng. Cũng thời gian trên, Bộ lâm nghiệp đã tổ chức điều tra và phân vùng lâm nghiệp miền bắc để làm cơ sở cho việc phát triển của ngành…

Sau khi đất nước tái thống nhất, phân vùng kinh tế ngành được triển khai trong phạm vi cả nước với qui mô lớn trên quan điểm tổng hợp, kết hợp phát triển ngành với lãnh thổ và được chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Nhiều vùng ngành lần lượt hình thành như 7 vùng nông nghiệp, 3 vùng du lịch, 6 vùng công nghiệp (những năm đầu thế kỉ XXI)

* Vùng nông nghiệp:

Là vùng được phân chia sớm nhất trong số các loại vùng ngành nước ta. Có nhiều quan niệm về vùng nông nghiệp, một tròng những quan niệm đó là: Vùng nông nghiệp là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp được phân chia với mục đích phân bố hợp lí và chuyên môn hoá đúng đắn sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của Nhà nước và nhân dân trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng trong nước cũng như trong nội bộ từng vùng sao cho mỗi vùng có thể sản xuất ra số lượng sản phẩm nhiều nhất trên một đơn vị diện tích, với chi phí ít nhất trên một đơn vị sản phẩm.

Các nguyên tắc cơ bản để phân vùng nông nghiệp:

- Đảm bảo sự cân đối giữa sản xuất nông nghiệp với nhu cầu về nông sản của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Có sự kết hợp thoả đáng giữa sản xuất và khả năng.

- Triển khai theo hướng kết hợp chuyên môn hoá với phát triển tổng hợp, trong đó chuyên môn hoá là chủ đạo, còn phát triển tổng hợp là cơ sở.

- Có sự hài hoà giữa phân vùng hành chính và phân vùng nông nghiệp Vào nửa sau thập niên 70 của thế kỉ XX, phương án 7 vùng nông nghiệp được nghiên cứu và hình thành. Đó là:

+ Vùng Trung du miền núi phía bắc gồm các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ. Đây là vùng chuyên môn hoá cây công nghiệp dài ngày cận nhiệt và ôn đới, một số cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Về chăn nuôi, vùng này chuyên nuôi trâu, bò và lợn trong chừng mực nhất định.

+ Vùng đồng bằng sông Hồng: là một trong những vùng nông nghiệp trù phú nhất nước ta. Chuyên môn hoá chủ yếu là lúa gạo. Ngoài ra còn có cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi lợn, bò sữa và gia cầm.

+ Vùng Bắc Trung Bộ: với hướng chuyên môn hoá gồm cây công nghiệp hàng năm, một số cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi trâu bò lấy thịt.

+ Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: chuyên môn hoá của vùng là cây công nghiệp hang năm, cây công nghiệp lâu năm, lúa, chăn nuôi lợn, bò thịt.

+ Vùng Tây Nguyên: thế mạnh là chuyên môn hoá trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi bò sữa, bò thịt…

+ Vùng Đông Nam Bộ: hướng chuyên môn hoá cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả nhiệt đới.

+ Vùng ĐB sông Cửu Long: hướng chuyên môn hóa là lúa gạo, chăn nuôi gia cầm.

Ngoài 7 vùng nông nghiệp, trên thực tế nước ta còn hình thành các vùng chuyên canh.

Nếu chỉ xét riêng trên bình diện nông nghiệp thì vùng nông nghiệp được coi như là vùng (nông nghiệp) tổng hợp.

Về nguyên tắc, đối với các loại vùng kinh tế ngành khác cũng tương tự như vậy.

* Vùng công nghiệp:

Trong quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010 bộ Công Nghiệp đã chia nước ta thành 6 vùng công nghiệp (2001)

+ Vùng 1: Gồm các tỉnh trung du và miền núi phía bắc trừ Quảng Ninh. + Vùng 2: Gồm các tỉnh thuộc đồng bằng song Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

+ Vùng 3: Gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận + Vùng 4: Gồm các tỉnh Tây Nguyên trừ Lâm Đồng

+ Vùng 5: Gồm các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng + Vùng 6: Gồm các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

* Vùng du lịch.

Vùng du lịch là một thể thống nhất của các đối tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế - xã hội xung quanh với chuyên môn hoá nhất định trong lĩnh vực du lịch. Nó được tạo nên bởi một số yếu tố chính, gọi là yếu tố tạo vùng. Để xác định các vùng du lịch, cần phải dựa vào một số hệ thống chỉ tiêu. Hệ thống này trước hết phải nhằm vào các yếu tố tạo vùng.

Dựa vào hệ thống chỉ tiêu, nước ta chia thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc trung Bộ, Nam Trung Bộ - Nam Bộ.

+ Vùng du lịch Bắc Bộ: bao gồm 29 tỉnh, thành phố, kéo dài từ Hà Giang đến Hà Tĩnh và thủ đô Hà Nội là trung tâm tạo vùng và có tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh với 5 tiểu vùng.

Sản phẩm du lịch của vùng là sự kết hợp du lịch văn hoá kết hợp với du lịch sinh thái, tham quan nghỉ dưỡng.

+ Vung du lịch Bắc Trung Bộ: gồm 6 tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Trong vùng chỉ có 2 tiểu vùng.

Sản phẩm du lịch tiêu biểu là du lịch tham quan các di tích văn hoá - lịch sử kết hợp với du lịch biển, hang động và du lịch quá cảnh.

+ Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: là vùng lớn nhất trải trên phạm vi 29 tỉnh, thành phố còn lại của đất nước. Vùng này có 2 á vùng với 4 tiểu vùng.

Sản phẩm du lịch nổi bật là du lịch tham quan nghỉ dưỡng ở các cảnh quan biển và núi, du lịch sông nước, miệt vườn và du lịch sinh thái. Có nhiều sản phẩm du lịch cụ thể có thể khai thác được từ hội nghị, hội chợ, tham quan nghiên cứu cho đến nghỉ ngơi, giải trí, sinh thái…

Mỗi ngành kinh tế lại tập hợp của nhiều phân ngành (hay còn gọi là ngành cấp 2, cấp 3…). Thí dụ, trong nông nghiệp có trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp. Đến lượt mình trồng trọt lại có cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả…

Vì vậy bên cạnh vùng ngành còn tồn tại loại vùng chỉ dành cho một phân ngành (hay một hoạt động sản xuất) nào đó. Giữa hai loại vùng này có sự khác nhau về bản chất và hình thức:

- Về bản chất: Loại vùng thứ nhất bao trùm tất cả các phân ngành còn loại vùng thứ hai chỉ có một phân ngành.

- Về Hình thức: Loại vùng thứ nhất có tính liên tục và trải ra trên phạm vi lãnh thổ cả nước; còn loại vùng thứ hai dưới dạng “da báo” nghĩa là các vùng có thể tách rời nhau về mặt không gian. Trong ngành trồng trọt loại vùng này gọi là vùng chuyên canh.

III. Vùng kinh tế trọng điểm.

Một phần của tài liệu tổng quan về tổ chức lãnh thổ (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w