Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3.5 Một số phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng
1.3.5.1 Các phương pháp dự báo nhu cầu (Methods of demand forecasting)
Có nhiều phương pháp dự báo nhu cầu, tuy nhiên có hai phương pháp sử dụng khá phổ biến trong kinh doanh khách sạn, đó là: Phương pháp điều tra, khảo sát và Phương pháp thống kê.
Sơ đồ 1.4 Các phương pháp dự báo nhu cầu
(Nguồn: Nguyễn Quyết Thắng, 2014: 432)
Trong phương pháp điều tra khảo sát, thông tin được tìm hiểu từ người tiêu dùng để dự báo nhu cầu cho sản phẩm, dịch vụ. Trong các phương pháp thống kê, dự báo được thực hiện dựa trên một số công cụ thông kê nhằm dự lượng cầu của sản phẩm, dịch vụ tương lai dựa vào số liệu của năm trước. Nguyễn Quyết Thắng (2014) đã phân tích phương pháp khảo sát và phương pháp thống kê như sau:
1.3.5.2 Phương pháp khảo sát (Survey Method)
Trong phương pháp này dự báo nhu cầu cho một sản phẩm được thực hiện bằng cách thực hiên cuộc khảo sát với những du khách, chuyên gia, hoặc nhân viên trực tiếp tại các dịch vụ… Phương pháp này dùng để tìm hiểu nhu cầu mong đợi của khách và cầu về dịch vụ.
1.3.5.2.1 Phương pháp khảo sát (trưng cầu) ý kiến (Opinion survey method)
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp điều tra nhóm (collective method). Theo phương pháp này, các quản lý, nhân viên trực tiếp tại các dịch vụ, chuyên gia được điều tra nhằm dự đoán nhu cầu và mong đợi của khách cũng như doanh thu dự kiến và các thông tin khác của từng sản phẩm, dịch vụ khách sạn dựa
Dự báo nhu cầu I. Phương pháp khảo sát 1. Phương pháp khảo sát ý kiến 2. Phương pháp khảo sát tiêu dùng a. Phương pháp điều tra toàn bộ b. Phương pháp mẫu khảo sát c. Phương pháp sử dụng cuối cùng II. Phương pháp thống kê 1. Dự báo
xu hướng pháp vũ biểu2. Phương
3. Tương quan và hồi
trên thông tin, kinh nghiệm của họ trong quá trình làm việc và tiếp xúc với khách hàng.
1.3.5.2.2 Phương pháp khảo sát người tiêu dùng (Consumers interview)
Phương pháp này có thể được sử dụng thông qua phỏng vấn hoặc bảng câu hỏi đưa cho du khách. Phương pháp này có ba loại:
Điều tra toàn bộ (Complete enumeratious): Điều tra, phỏng vấn tất cả du khách sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách sạn trong một thời gian điểm nhất định. Tuy nhiên phương pháp này được xem là tốn kém về thời gian và tiền bạc.
Điều tra mẫu (Sample Survey): Việc lấy mẫu có thể được lấy mẫu ngẫu nhiên hay phân nhóm. Sư thành công trong phương pháp này phụ thuộc vào việc lấy mẫu chính xác và sự hợp tác của khách hàng là hết sức cần thiết.
Phương pháp tiêu dùng cuối cùng (End-use method): Trong phương pháp này, nhu cầu về sử dụng cuối cùng của sản phẩm, dich vụ được sử dụng để ước thính nhu cầu về đầu vào. Dự báo của phương pháp này đòi hỏi phải xây dựng một “lịch trình” có thể xảy ra tổng cầu tương lai cho các đầu vào của sản phẩm, dịch vụ khách sạn. Các dữ liệu thu được qua phương pháp này giúp khách sạn điều chỉnh hoặc thay đổi nhu cầu trong tương lai.
1.3.5.3 Phương pháp thống kê (Statistical Method)
1.3.5.3.1. Dự báo xu hướng (Trend Projection)
Để thực hiện phương pháp cần dựa vào số liệu và xu hướng của quá khứ để dự báo và giải thích các xu hướng trong tương lai. Số liệu phải là một khoảng thời gian. Dự báo xu hướng có thể được thực hiện bằng:
(1). Phương pháp trung bình trượt: Trung bình trượt là trung bình được cập nhật khi nhận được một thông tin mới. Với phương pháp này, nhà quản lý dịch vụ khách sạn có thể chỉ cần sử dụng các quan sát gần đây nhất để tính toán một trung bình được dùng như là một dự báo về giai đoạn tiếp theo.
(2). Phương pháp bình phương bé nhất (còn được gọi là phương pháp phân tích xu hướng theo chuỗi thời gian. Các dữ liệu quá khứ sẽ được phân tích để tìm ra xu hướng cho tương lai, được sắp xếp theo thứ tự thời gian với khoảng không gian thay đổi. Đối với phương pháp này, người ta sử dụng mô hình tuyến tính để dự báo. Trong đó t: thời gian
1.3.5.3.2 Phương pháp tương quan hồi quy
Là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc hay còn gọi là biến được giải tích) vào một biến hay nhiều biến khác (biến độc lập hay còn gọi là biến giải tích) với ý tưởng cơ bản là ước lượng hay dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị đã biết của biến độc lập.
1.3.5.3.3. Phương pháp dự đoán biến động thị trường
Phương pháp này chủ yếu dùng để xác định các thay đổi có thể xảy ra trong tương lai trong các điều kiện kinh doanh chung hoặc điều kiên của một ngành cụ thể chứ không phải điều kiện của một công ty nào đó.