Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học bình dương (Trang 76 - 77)

9. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

2.6.2. Những hạn chế

Về Điều tiết tác động của bối cảnh, nhà trƣờng chƣa đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu thực tế của DN địa phƣơng đang cần, về cơ cấu ngành nghề và số lƣợng các nghề đào tạo chƣa hợp lý, chƣa sát với nhu cầu thực tiễn của địa phƣơng do thông tin dự báo còn hạn chế.

Về Quản lí đầu vào trong liên kết đào tạo( tuyển sinh, mục tiêu, nội dung đào tạo, đảm bảo nguồn lực đào tạo) chƣa thực sự gắn kết với DN. Quản lí các điều kiện bảo đảm chất lƣợng đã đƣợc quan tâm chỉ đạo nhƣng còn chung chung và hình thức. Quản lí liên kết trong quá trình đào tạo chủ yếu thực hiện theo hình thức liên kết tuần tự, thời gian kiến tập,thực tập tại DN ngắn và chỉ tập trung vào giai đoạn cuối, chƣa thực sự quan tâm đến chất lƣợng đầu ra. Cơ chế quản lí vẫn còn mang tính hành chính, sự vụ mà chƣa quản lí theo chất lƣợng.

CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành của trƣờng đa phần còn lạc hậu, chƣa theo kịp với sự tiến bộ về mặt công nghệ so với thực tế hiện nay của DN. Việc huy động nguồn kinh phí đầu tƣ cho CSVC và trang thiết bị từ phía DN còn khó khăn, chƣa đƣợc sự quan tâm và hỗ trợ nhiều từ cơ quan nhà nƣớc vì là trƣờng ngoài công lập.

Chất lƣợng, số lƣợng đội ngũ GV chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới CTĐT, thiếu kinh nghiệm thực tế, GV ít đƣợc học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Về Quản lí quá trình trong liên kết đào tạo còn nhiều hạn chế một phần do nhà trƣờng chƣa thực sự năng động, chƣa chủ động liên kết với DN, chƣa sẵn sàng tìm kiếm thị trƣờng đào tạo, thị trƣờng lao động, chƣa thực sự coi trọng hoạt động LKĐT, chƣa có kế hoạch chiến lƣợc lâu dài. Công tác duy trì, phát triển mối quan hệ giữa NT và DN chƣa đƣợc triển khai một cách hệ thống, chƣa mở rộng về nội dung, hình thức dẫn đến thông tin phản hồi hai chiều giữa các bên gần nhƣ không có và không ai quản lí.

Về Quản lí đầu ra chỉ đảm bảo về mặt thủ tục, hình thức, vẫn còn mang tính chủ quan, một chiều và chỉ đáp ứng theo các điều kiện hiện có của NT, chất lƣợng đầu ra chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế của DN. Hoạt động tƣ vấn giới thiệu việc

làm cho SV sau tốt nghiệp bắt đầu có sự quan tâm của NT nhƣng chỉ thực hiện vào thời điểm SV tốt nghiệp, thiếu tính hệ thống. Công tác tƣ vấn phát triển nghề nghiệp cũng nhƣ công tác quản lí thông tin SV sau tốt nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

DN chƣa thể hiện trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin về yêu cầu và nhu cầu NNL một cách cụ thể đến với NT. NT chƣa thiết lập đƣợc mối quan hệ mật thiết với DN cũng nhƣ chƣa có hệ thống thông tin về TTLĐ, do vậy đào tạo vẫn chƣa gắn kết với nhu cầu của TTLĐ.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học bình dương (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)