Năng lực các bên tham gia liên kết

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học bình dương (Trang 39 - 41)

9. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

1.5.3. Năng lực các bên tham gia liên kết

Năng lực đào tạo và chiến lƣợc phát triển của NT; Nhu cầu NL và chiến lƣợc phát triển của DN; Năng lực của nhà lãnh đạo và quản lí NT, DN là những yếu tố tác động không nhỏ tới việc thiết lập, duy trì quan hệ LKĐT cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả quản lí LKĐT.

Thứ nhất, hoạt động LKĐT giữa NT với DN có đƣợc thiết lập và phát triển hay không phụ thuộc không nhỏ vào năng lực đào tạo của NT, vào ngành nghề, đội ngũ cán bộ, GV, vào quy mô và chiến lƣợc phát triển của NT có tính đến những rủi ro tiềm ẩn NT có thể gặp phải nhƣ: Rủi ro về tài chính (thời gian quá dài thƣờng từ 4 - 5 năm để kết thúc một khoá học, một chu kỳ kế hoạch so với thời gian ngắn của chu kỳ năm tài chính); rủi ro về sự thay đổi cơ chế, chính sách, sự cạnh tranh về tuyển sinh và cấp kinh phí dựa trên nguồn tuyển; rủi ro về đạo đức (không đáp ứng yêu cầu của SV so với cam kết thực hiện)...

Thứ hai, về phía DN, mục tiêu của DN là lợi nhuận, là thƣơng hiệu của sản phẩm hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Vì thế, DN sẵn sàng liên kết với NT nếu hoạt động LKĐT đó đem lại lợi ích thiết thực cho DN. Trƣờng hợp DN mở rộng sản xuất, phát triển thêm các lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu về NL tăng, DN sẽ chủ động tìm đến NT thiết lập quan hệ liên kết, tạo mọi điều kiện để quá trình liên kết đạt hiệu quả mong đợi. Ngƣợc lại, nếu hoạt động kinh doanh không đem lại nguồn lợi, DN không sẵn sàng LKĐT với NT để chấp nhận thêm những rủi ro sẽ phải đối mặt nhƣ: Vấn đề an toàn đối với SV khi tiến hành thực tập, thực hành tại DN; Vấn đề tài chính phát sinh; Sự hƣ hại, hao tổn về máy móc, thiết bị sản xuất; Chậm kế hoạch sản xuất...

Thứ ba, trong môi trƣờng NT cũng nhƣ DN, ngƣời hiệu trƣởng, ngƣời giám đốc vừa là nhà lãnh đạo (leader) nhƣng cũng vừa là ngƣời quản lí (manager). Do đó, hội tụ trong cá nhân ngƣời hiệu trƣởng, giám đốc là kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng quản lí. Nói cách khác, ngƣời hiệu trƣởng, giám đốc phải có các phẩm chất cần thiết nhƣ: tầm nhìn, trực cảm, hiểu mình và tâm điểm thống nhất giá trị[21, Tr 259]. Hơn thế nữa, nhà lãnh đạo phải thực sự coi việc phát triển con ngƣời là yếu tố quyết định sự thành công của tổ chức, lấy: Thực dạy - Thực học - Thực hành (thực hành với ngành nghề tại DN) làm chất lƣợng, hiệu quả, coi việc phát triển NL phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc với tiêu chí: Thực hành - Thực nghiệp làm nhiệm vụ trọng tâm.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã phân tích tổng quan về các nội dung và kết quả nghiên cứu vấn đề liên kết và quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN; tổng hợp và phân tích các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển GDĐH về hoạt động LKĐT giữa NT và DN, tác giả đã làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN, vai trò của công tác quản lí LKĐT ở trƣờng đại học, các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lí LKĐT… Qua đó có thể rút ra một số kết luận chính nhƣ sau:

Một là, quan điểm LKĐT giữa NT và DN, giáo dục gắn liền với lao động sản xuất đã có từ lâu. Tuy nhiên đào tạo GDĐH chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây (kể từ năm 2008 với QĐ 42-2008-BGD), việc quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu đề cập đến.

Hai là, quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trƣờng Đại học Bình Dƣơng là vấn đề mới, có ý nghĩa thiết thực. Đặc biệt tại Bình Dƣơng và trƣờng Đại học Bình Dƣơng, chƣa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này.

Ba là, nội dung của quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trƣờng Đại học Bình Dƣơng bao gồm: quản lí đầu vào (quản lí công tác tuyển sinh, hƣớng nghiệp; xây dựng mục tiêu, nội dung, CTĐT, CSVC, tài chính, đội ngũ GV); quản lí quá trình (lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo); quản lí đầu ra (đánh giá, công nhận tốt nghiệp và giải quyết việc làm, thông tin đầu ra); chủ động điều tiết các yếu tố tác động đến LKĐT (Cơ chế, chính sách, sự phát triển KTXH, KHKT&CN, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế). Nội dung và kết quả nghiên cứu của chƣơng 1 đã hình thành cơ sở lý luận của quản lí LKĐT, làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trƣờng Đại học Bình Dƣơng nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo tại trƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu NL cho các DN trong giai đoạn hiện nay ở các chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA NHÀ TRƢỜNG VÀ DOANH NGHIỆP Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC

BÌNH DƢƠNG

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học bình dương (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)