9. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
2.2. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực của doanh
doanh nghiệp tỉnh Bình Dƣơng
2.2.1. Thực trạng kinh tế xã hội và doanh nghiệp tỉnh Bình Dương
Bình Dƣơng là một trong những tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, diện tích tự nhiên 2.694,43km2, Bình Dƣơng đƣợc chia làm 9 đơn vị hành chính cấp huyện, đặc biệt tỉnh có 3 thành phố (TP.TDM, Thuận An, Dĩ An), 2 thị xã & 4 huyện với 91 đơn vị hành chính cấp xã với dân số khoảng 2.455.865 ngƣời (2019), chủ yếu là Dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Tày...
Bình Dƣơng là tỉnh đông dân thứ 6 cả nƣớc, với tỷ lệ gia tăng dân số cơ học cao, hơn 50% là dân nhập cƣ từ nhiều địa phƣơng đến làm ăn sinh sống. Tình hình kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và tƣơng đối ổn định. Tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nƣớc, lên tới 80,1% năm 2019. Dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ đạt 82%.
Trong năm 2019 Tổng GRDP tăng 9,5%. GDP bình quân đầu ngƣời tăng lên đáng kể, năm 2019 đạt khoảng 146,9 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2.8 tỉ USD/ Năm.
Bình Dƣơng là một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nƣớc: Đã quy hoạch: 10.742 ha; 30 KCN & 12 cụm CN đang hoạt động; Quy hoạch đến năm 2020 tăng thêm với quy mô lên đến 5.600 ha gồm 7 khu công nghiệp. Là tỉnh năng động về kinh tế; thu hút nhiều dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đến từ hơn 43 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đến từ các quốc gia lãnh thổ nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hoa Kì…
2.2.2. Thực trạng nhân lực của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương
Trong 2 năm gần đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hƣởng và tác động trực tiếp đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, TTLĐ cũng chịu tác động không nhỏ khi cung cầu luôn có sự chênh lệch theo xu hƣớng cung lớn hơn cầu. Theo
dữ liệu thu thập, toàn tỉnh hiện có gần 1,2 triệu lao động đang làm việc trong các DN là chủ yếu, lao động đa phần đến từ các tỉnh, thành khác chiếm khoảng 85%. Trong năm 2020, có thêm 1.029 DN mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (cùng kỳ năm 2019 là 1.053 DN), tập trung ở các ngành sản xuất sản phẩm kim loại đúc sẵn; sản xuất chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ; sản xuất giƣờng, tủ, bàn, ghế; may mặc; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; hóa chất và các sản phẩm hóa chất; chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy.
Trong 9 tháng đầu năm,Trung tâm DVVL tỉnh Bình Dƣơng đã tiếp nhận 59.975 tuyển dụng của DN và 71.658 lƣợt ngƣời tìm việc. So với 9 tháng năm 2019, nhu cầu tuyển dụng thấp hơn rất nhiều (chiếm 48,6%), trong khi đó lƣợng ngƣời tìm việc lại tăng 16.842 ngƣời ( chiếm 33,1%) so với cùng kỳ năm 2019. Qua đó, cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN trong năm nay thật sự khó khăn nhƣng đang từng bƣớc phục hồi, nhất là các thị trƣờng xuất khẩu chủ lực của tỉnh nhƣ: Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU,...đang tăng trở lại; TTLĐ của tỉnh đã có thay đổi theo chiều hƣớng tích cực, một số DN sản xuất các mặt hàng chủ lực đã quay lại thị trƣờng tuyển dụng với số lƣợng lớn lao động.
Chỉ riêng trong quý 3/2020, Trung tâm DVVL tỉnh Bình Dƣơng đã tiếp nhận 25.581 tuyển dụng của DN, chiếm 74,4% so với sáu tháng đầu năm, giảm 37,5% so với cùng kỳ năm 2019 ( ít hơn 15.359 tuyển dụng). Lƣợng ngƣời tìm việc trong quý 3/2020 là 30.617 tăng 182,6% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 3,2% so với quý 2 [24]. Nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tìm việc tăng, một phần do vẫn còn DN cắt giảm nhân sự, một phần do lao động di cƣ từ các tỉnh khác về Bình Dƣơng và một số khác có nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Mặc dù trong quý 3/2020 TTLĐ trên địa bàn tỉnh vận động theo đúng kịch bản mà Trung tâm DVVL tỉnh Bình Dƣơng đã dự báo trong quý 2; một số DN sản xuất hàng may mặc, chế biến gỗ, nội thất, gốm sứ, da giày, điện tử đã tuyển dụng trở lại với số lƣợng tƣơng đối cao; thấp nhất từ 5 đến 10 lao động, nhiều nhất lên đến 2400 lao động( Công ty TNHH Timberland)[24]. Tuy nhiên, vấn đề mà DN quan tâm hiện nay là chất lƣợng nguồn NL để đáp ứng kịp tiến độ sản xuất, các DN cần lao động trẻ có tay nghề, kinh nghiệm; trong khi thị trƣờng nguồn NL trong các KCN tỉnh Bình Dƣơng chủ yếu từ khu vực nông thôn từ các tỉnh phía Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long di chuyển đến, chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, ý thức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp còn yếu. Do đó, sự biến động lao động (vào - ra) của các DN trong các KCN tại Bình Dƣơng là rất lớn chủ yếu do lao động tự ý bỏ việc, chuyển từ DN này sang DN khác. Tỉ lệ biến động lao động của các DN từ 15% đến 20%. Tình trạng này làm cho các DN gặp nhiều khó khăn trong tổ chức sản xuất vì thiếu lao động và phải đào tạo lao động
mới.
Về chính sách thu hút nguồn NL tỉnh Bình Dƣơng có nhiều chính sách thu hút NL có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kể cả lao động phổ thông nhƣ: tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho học sinh SV tạo nguồn của tỉnh, có chế độ “trải thảm đỏ thu hút nhân tài”, cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm tiên tiến từ các nƣớc phát triển, có các chế độ đãi ngộ hợp lý cho lao động chất xám. Bên cạnh đó, còn có nhiều chính sách dành cho lao động phổ thông nhƣ hỗ trợ nhà ở cho công nhân có thu nhập thấp, gửi thƣ ngõ đến 20 tỉnh thành để tuyển dụng lao động. Tuy đã có những chuyển biến tích cực về chất lƣợng, nhƣng cơ cấu chƣa hợp lý, nên vẫn tồn tại tình trạng thừa lao động chỉ có bằng cấp nhƣng lại thiếu lao động có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật; Lao động tốt nghiệp đại học hiện nay vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các KCN về chất lƣợng và số lƣợng.
2.3. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Trƣờng Đại học Bình Dƣơng Dƣơng
2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trƣờng Đại học Bình Dƣơng (BDU) đƣợc thành lập ngày 24-9-1997, là cơ sở GDĐH đầu tiên đƣợc thành lập tại tỉnh Bình Dƣơng cùng song hành với quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh Bình Dƣơng.
Trƣờng Đại học Bình Dƣơng là trƣờng không sử dụng ngân sách Nhà nƣớc, là mô hình giáo dục đầu tiên của tỉnh đƣợc xây dựng thông qua con đƣờng xã hội hóa giáo dục. NT đã không ngừng phát triển lớn mạnh và đào tạo nguồn NL có chất lƣợng cao, phục vụ cho định hƣớng chiến lƣợc của tỉnh Bình Dƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung trong đẩy mạnh xây dựng thành phố thông minh, nhà máy thông minh, tăng cƣờng ứng dụng thành tựu cách mạng khoa học công nghệ vào cuộc sống, hội nhập quốc tế, nâng tầm vị thế đất nƣớc trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng.
Bên cạnh sự phát triển vững mạnh của Trƣờng Đại học Bình Dƣơng tại địa phƣơng, NT còn phát triển một phân hiệu đào tạo tại tỉnh Cà Mau mang tên Phân hiệu Đại học Bình Dƣơng – Cà Mau góp phần đáp ứng nguyện vọng đƣợc học tập, nâng cao trình độ của ngƣời dân, thực hiện đào tạo nguồn NL chất lƣợng cao cho tỉnh Cà Mau nói riêng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
2.3.2. Bộ máy tổ chức
Bộ máy tổ chức NT luôn luôn đổi mới, đáp ứng nguồn NL đảm bảo cho các hoạt động giáo dục & khoa học công nghệ. Từ 30 cán bộ ban đầu, với 5 khoa và 3 phòng chức năng, qua hơn 20 năm hoạt động, NT đã quy tụ hơn 671 nhà khoa học, cán bộ giảng dạy, cộng tác viên tham gia công tác với NT, trong đó có 355 cán bộ GV cơ hữu; 316 cộng tác viên thƣờng xuyên; 12 Viện sĩ; 119 GS.TS, PGS.TS, TS; 131 Thạc
sĩ; 180 Cử nhân. Từ năm 2001 đến nay, NT đã củng cố lại hệ thống tổ chức, chất lƣợng đào tạo, khoa học công nghệ đƣợc nâng cao.
2.3.3. Quy mô đào tạo
Hơn 20 năm qua, Trƣờng Đại học Bình Dƣơng đã đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho trên 40.000 SV. Trong đó trên 20.000 SV tốt nghiệp đại học, cao đẳng chính quy; trên 13.000 SV các hệ từ xa, vừa làm vừa học, văn bằng 2 và đại học liên thông, ngoài ra Trƣờng còn cung cấp trên 3.500 học sinh tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp cho xã hội. Bên cạnh đó, có hơn 400 thạc sĩ tốt nghiệp với các chuyên ngành đào tạo khác nhau, trong đó có 54 thạc sĩ chƣơng trình MBA do Đại học Benedictine Hoa Kì cấp bằng. Bằng những cố gắng ấy, năm 2016, Trƣờng Đại học Bình Dƣơng đã vinh dự đƣợc Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo bậc tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh.
Năm 2010, để tạo điều kiện cho con em vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn đƣợc học tiếp lên bậc học cao hơn, NT đã đầu tƣ xây dựng Phân hiệu Đại học Bình Dƣơng tại Cà Mau, hiện nay có hơn 3.000 SV theo học tại đây.
Đại học Bình Dƣơng đã ký kết hợp tác với hơn 30 trƣờng đại học, viện nghiên cứu, tập đoàn giáo dục của 11 quốc gia trên thế giới bao gồm: Nga, Ba Lan, Hoa Kì, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Belarus, Trung Quốc, Lào, Campuchia… Các đối tác thƣờng xuyên và liên tục gửi đội ngũ chuyên gia có chất lƣợng sang Đại học Bình Dƣơng tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Năm 2010, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Liên bang Nga đã ký hợp tác đặt Chi nhánh tại Đại học Bình Dƣơng.
Năm 2016, NT đƣợc Chính phủ Hàn Quốc chọn để đặt trụ sở của Trung tâm Sejong nhằm đào tạo, giao lƣu nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc, cung ứng cho xã hội đội ngũ lao động giỏi chuyên môn và có khả năng giao tiếp về tiếng Hàn, NT cũng đã ký kết làm đối tác liên kết với Hội Đồng Anh – British Council trong việc triển khai học và tổ chức thi cấp chứng chỉ chuẩn tiếng Anh quốc tế cho đội ngũ GV và SV.
Bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, khẳng định vị thế của mình trong xã hội, Đại học Bình Dƣơng còn rất quan tâm đến các hoạt động thực tiễn xã hội. NT luôn có những chuyến đƣa cán bộ, GV, SV về các vùng nông thôn tham gia nghiên cứu xây dựng nông thôn mới. Trích quỹ phúc lợi NT hỗ trợ bà con vùng sâu vùng xa bắt cầu, đắp đƣờng, dựng trƣờng, xây nhà tình nghĩa. Đặc biệt, đến thời điểm hiện tại, Đại học Bình Dƣơng đã và đang phụng dƣỡng gần 100 Mẹ Việt Nam anh hùng tại hai huyện U Minh và Thới Bình của tỉnh Cà Mau.
2.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo
NT đã đầu tƣ xây dựng 37.000 m2 với 162 phòng học, 17 phòng thí nghiệm, 2 thƣ viện, 1 nhà thi đấu đa năng, 1 nhà hát SV, đầu tƣ xây dựng 1 Phân hiệu tại Cà
Mau, tổng số vốn điều lệ của trƣờng là 347 tỷ đồng. Nhờ có chính sách tài chính chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, kế hoạch tài chính ổn định nên NT đã đảm bảo điều kiện thực hiện các kế hoạch giáo dục, khoa học và giải quyết các chế độ cho cán bộ nhân viên. NT đầu tƣ xây dựng cơ sở vật tƣ kỹ thuật với tổng giá trị trên 400 tỷ đồng.
NT vẫn tiếp tục duy trì hệ thống ký túc xá “ba trong một” liên kết với nhân dân địa phƣơng, đủ sức chứa cho 4.000 SV theo học và tiếp tục đầu tƣ xây dựng các câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao tạo điều kiện cho hoạt động ngoại khóa, tạo sân chơi lành mạnh cho SV.
2.3.5. Công tác quản lí
Hệ thống tổ chức và quản lí của Trƣờng có phần khác so với một số trƣờng công lập, thuộc hệ thống trƣờng tƣ thục, nên bộ phận quản lí đƣợc phân thành các cấp: Hội đồng quản trị; Ban giám hiệu; Cấp đoàn thể, Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên; Cấp Khoa, Phòng ban, Viện, Trung tâm và tƣơng đƣơng; Cấp Bộ môn và tƣơng đƣơng
Hội đồng quản trị nhà trƣờng là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trƣờng, có quyền quyết nghị các vấn đề mang tính chiến lƣợc, quan trọng liên quan tới các hoạt động và sự phát triển của nhà trƣờng; Ban giám hiệu lãnh đạo mọi hoạt động chung của nhà trƣờng với sự tham mƣu trực tiếp từ các đơn vị chức năng trong nhà trƣờng; Nhà trƣờng có các Hội đồng tƣ vấn: Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Hội đồng thi đua khen thƣởng...có chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động rõ ràng để hỗ trợ ban giám hiệu tổ chức hoạt động bộ máy của nhà trƣờng.
Bộ máy tổ chức và hoạt động hành chính của NT đồng bộ. Thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ, các chế độ chính sách, bảo hiểm cho ngƣời lao động theo đúng luật định. Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên luôn phát huy vai trò của mình. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ GV, đội ngũ kế thừa trong suốt 20 năm luôn đƣợc chăm lo rất tốt. Đã có 110 cán bộ, GV hoàn thành chƣơng trình SĐH, 2 thành viên đƣợc phong hàm Phó Giáo sƣ, 1 cán bộ đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Bách khoa Saint Petersburg (Nga).
Từ đó chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao, cơ sở vật tƣ, kỹ thuật của NT ngày càng đƣợc hoàn thiện, từ các phòng học, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành đến các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao.
NT đã quy tụ hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nƣớc tham gia vào các hoạt động giáo dục, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu đƣợc đăng trên các tạp chí trong ngoài nƣớc và nhiều đề tài đƣợc ứng dụng trong thực tế.
Nhiều nghiên cứu về xây dựng nền giáo dục mở đã đƣợc viết thành sách “Đã từng có một Đại học Mở nhƣ vậy” do Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2010;
“Hành trình đến nền giáo dục mở” do Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2012. Những ý tƣởng, quan điểm về giáo dục, triết lý giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc thể hiện cụ thể qua hai tập sách trên. Đặc biệt qua tác phẩm “Xây dựng nền giáo dục mở, mở để học, học để mở, để trở thành công dân có trách nhiệm trong thế giới mở” là đóng góp làm sáng tỏ ý tƣởng toàn cầu hóa giáo dục góp phần xây dựng thế giới mở, xây dựng nền kinh tế sinh thái. Những quan điểm, tƣ tƣởng này đã đƣợc nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đánh giá cao và đã trở thành những căn cứ nền tảng xây dựng và phát triển Trƣờng Đại học Bình Dƣơng, những giải pháp đảm bảo chất lƣợng GDĐH.
Trƣờng Đại học Bình Dƣơng đã quy tụ nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc tham gia vào các hoạt động giáo dục, khoa học công nghệ, xây dựng bộ máy tổ chức NT đồng bộ, đảm bảo chất lƣợng các hoạt động giáo dục.
2.4. Thực trạng hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp ở Trƣờng Đại học Bình Dƣơng ở Trƣờng Đại học Bình Dƣơng
2.4.1. Thực trạng trong liên kết tuyển sinh
Những năm gần đây, sự cạnh tranh trên thị trƣờng tuyển sinh ngày càng gay gắt. Vấn đề đảm bảo số lƣợng SV đầu vào trở thành vấn đề "nóng" đối với nhiều trƣờng trong đó có trƣờng Đại học Bình Dƣơng. Tuy nhu cầu cần nguồn NL đại học đáp ứng cho sự phát triển của tỉnh Bình Dƣơng rất lớn và sự thiếu trầm trọng nguồn lao động có chuyên môn tại các KCN ở tỉnh Bình Dƣơng, song việc các em học sinh lựa chọn Bình Dƣơng và trƣờng Đại học Bình Dƣơng để quan tâm và theo học thì chƣa đƣợc