Các yếu tố tác động đến quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học bình dương (Trang 37)

9. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

1.5. Các yếu tố tác động đến quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và

trƣờng và doanh nghiệp

1.5.1. Sự tác động của cơ chế thị trường

Quản lí hoạt động LKĐT giữa NT với DN chịu tác động sâu sắc của TTLĐ. Sự thật tất yếu "KT - XH càng phát triển thì nhu cầu về lao động có kỹ năng càng tăng, đào tạo NL càng có điều kiện phát triển và ngƣợc lại. Do vậy, đào tạo NL phải gắn với việc làm của xã hội, gắn với nhu cầu của TTLĐ". Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, TTLĐ Việt Nam có nhiều biến động. Sự dồi dào về nguồn NL lao động thủ công, đơn

Định hƣớng ngành nghề Thị trƣờng lao động Yêu cầu cụ thể của ngành nghề Những đặc điểm nhân cách của cá nhân Tƣ vấn ngành nghề Tuyển chọn ngành nghề

giản, sự thiếu nghiêm trọng NL lao động có nghiệp vụ, chuyên môn cao dẫn tới sự mất cân bằng về thị trƣờng. Để cân bằng CUNG - CẦU, đào tạo phải gắn với nhu cầu TTLĐ về cả số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu. Nắm bắt đúng nhu cầu xã hội, cung cấp nguồn NL hợp lý tránh hiện tƣợng cung vƣợt quá cầu, cung nhỏ hơn cầu gây hiện tƣợng vừa thừa, vừa thiếu NL.

Trong LKĐT, NT giữ vai trò là nguồn “cung” lao động, DN giữ vai trò là “cầu”, là “khách hàng”. "Quan hệ giữa TTLĐ và đào tạo thực chất là mối quan hệ khách hàng đối với NT"[4, Tr28]. Việc xác định đúng đối tƣợng khách hàng là một trong những nhân tố hiện thực hóa mối quan hệ “cung - cầu”. Vấn đề là “cung” phải đáp ứng “cầu” về cả số lƣợng và chất lƣợng, tránh hiện tƣợng “cung” không hợp “cầu”, gây lãng phí về nguồn lực. Giải pháp điều tiết mối quan hệ “cung - cầu” nên đƣợc khởi động từ LKĐT với DN. Coi DN vừa là khách hàng, vừa là chủ thể của hoạt động đào tạo, vừa là “cầu” - tiếp nhận sử dụng lao động vừa tham gia vào quá trình cung” ứng lao động.

Không chỉ chịu tác động của quy luật “cung - cầu”, LKĐT còn tiếp nhận những ảnh hƣởng của quy luật cạnh tranh - một quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng. Về bản chất, cạnh tranh tạo ra động lực phát triển. Trong LKĐT, quy luật cạnh tranh chủ yếu tác động dƣới góc độ tích cực, xóa bỏ sức ỳ và tâm lý thụ động của NT, khiến NT tích cực vận động, tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng, đổi mới quản lí, chuyển hƣớng đào tạo từ đào tạo cái NT có sang đào tạo cái xã hội cần. Trong quá trình chuyển đổi, NT sẽ phải đối mặt với thực tế: nhiều cơ sở cùng cung ứng một sản phẩm, DN chọn sản phẩm nào, điều đó hoàn toàn lệ thuộc vào chất lƣợng nguồn cung. Giải pháp LKĐT giữa NT và DN hiện nay sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh cho NT, cho NL đã qua đào tạo đồng thời gia tăng chất lƣợng sản phẩm cho DN.

1.5.2. Sự tác động của cơ chế - chính sách

Chính sách và thể chế của Đảng và Nhà nƣớc là hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho hoạt động LKĐT và quản lí hoạt động LKĐT với DN đƣợc thực hiện. Trên thực tế, LKĐT với DN ở Việt Nam tuy đã đƣợc đề cập đến từ nửa cuối thế kỷ XX, song phải đến những năm đầu của thế kỷ XXI, hoạt động trên mới thực sự đƣợc chú ý. Do vậy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tuy có, nhƣng những hƣớng dẫn, quy định cụ thể để thực hiện quản lí LKĐT với DN còn rất hạn chế, gây khó khăn không nhỏ cho các đơn vị tham gia liên kết. Mặt khác, cơ chế chính sách nếu có lại chƣa đồng bộ. Chƣa có chính sách đối với ngƣời dạy là cán bộ, chuyên gia tại các DN tham gia thỉnh giảng. Chính sách đối với ngƣời học, tƣ vấn hƣớng nghiệp, tạo việc làm và cơ chế điều tra theo dấu vết SV còn mỏng. Chƣa có chính sách cộng đồng trách nhiệm đối với DN có sử dụng NL qua đào tạo.

1.5.3. Năng lực các bên tham gia liên kết

Năng lực đào tạo và chiến lƣợc phát triển của NT; Nhu cầu NL và chiến lƣợc phát triển của DN; Năng lực của nhà lãnh đạo và quản lí NT, DN là những yếu tố tác động không nhỏ tới việc thiết lập, duy trì quan hệ LKĐT cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả quản lí LKĐT.

Thứ nhất, hoạt động LKĐT giữa NT với DN có đƣợc thiết lập và phát triển hay không phụ thuộc không nhỏ vào năng lực đào tạo của NT, vào ngành nghề, đội ngũ cán bộ, GV, vào quy mô và chiến lƣợc phát triển của NT có tính đến những rủi ro tiềm ẩn NT có thể gặp phải nhƣ: Rủi ro về tài chính (thời gian quá dài thƣờng từ 4 - 5 năm để kết thúc một khoá học, một chu kỳ kế hoạch so với thời gian ngắn của chu kỳ năm tài chính); rủi ro về sự thay đổi cơ chế, chính sách, sự cạnh tranh về tuyển sinh và cấp kinh phí dựa trên nguồn tuyển; rủi ro về đạo đức (không đáp ứng yêu cầu của SV so với cam kết thực hiện)...

Thứ hai, về phía DN, mục tiêu của DN là lợi nhuận, là thƣơng hiệu của sản phẩm hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Vì thế, DN sẵn sàng liên kết với NT nếu hoạt động LKĐT đó đem lại lợi ích thiết thực cho DN. Trƣờng hợp DN mở rộng sản xuất, phát triển thêm các lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu về NL tăng, DN sẽ chủ động tìm đến NT thiết lập quan hệ liên kết, tạo mọi điều kiện để quá trình liên kết đạt hiệu quả mong đợi. Ngƣợc lại, nếu hoạt động kinh doanh không đem lại nguồn lợi, DN không sẵn sàng LKĐT với NT để chấp nhận thêm những rủi ro sẽ phải đối mặt nhƣ: Vấn đề an toàn đối với SV khi tiến hành thực tập, thực hành tại DN; Vấn đề tài chính phát sinh; Sự hƣ hại, hao tổn về máy móc, thiết bị sản xuất; Chậm kế hoạch sản xuất...

Thứ ba, trong môi trƣờng NT cũng nhƣ DN, ngƣời hiệu trƣởng, ngƣời giám đốc vừa là nhà lãnh đạo (leader) nhƣng cũng vừa là ngƣời quản lí (manager). Do đó, hội tụ trong cá nhân ngƣời hiệu trƣởng, giám đốc là kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng quản lí. Nói cách khác, ngƣời hiệu trƣởng, giám đốc phải có các phẩm chất cần thiết nhƣ: tầm nhìn, trực cảm, hiểu mình và tâm điểm thống nhất giá trị[21, Tr 259]. Hơn thế nữa, nhà lãnh đạo phải thực sự coi việc phát triển con ngƣời là yếu tố quyết định sự thành công của tổ chức, lấy: Thực dạy - Thực học - Thực hành (thực hành với ngành nghề tại DN) làm chất lƣợng, hiệu quả, coi việc phát triển NL phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc với tiêu chí: Thực hành - Thực nghiệp làm nhiệm vụ trọng tâm.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã phân tích tổng quan về các nội dung và kết quả nghiên cứu vấn đề liên kết và quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN; tổng hợp và phân tích các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển GDĐH về hoạt động LKĐT giữa NT và DN, tác giả đã làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN, vai trò của công tác quản lí LKĐT ở trƣờng đại học, các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lí LKĐT… Qua đó có thể rút ra một số kết luận chính nhƣ sau:

Một là, quan điểm LKĐT giữa NT và DN, giáo dục gắn liền với lao động sản xuất đã có từ lâu. Tuy nhiên đào tạo GDĐH chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây (kể từ năm 2008 với QĐ 42-2008-BGD), việc quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu đề cập đến.

Hai là, quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trƣờng Đại học Bình Dƣơng là vấn đề mới, có ý nghĩa thiết thực. Đặc biệt tại Bình Dƣơng và trƣờng Đại học Bình Dƣơng, chƣa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này.

Ba là, nội dung của quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trƣờng Đại học Bình Dƣơng bao gồm: quản lí đầu vào (quản lí công tác tuyển sinh, hƣớng nghiệp; xây dựng mục tiêu, nội dung, CTĐT, CSVC, tài chính, đội ngũ GV); quản lí quá trình (lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo); quản lí đầu ra (đánh giá, công nhận tốt nghiệp và giải quyết việc làm, thông tin đầu ra); chủ động điều tiết các yếu tố tác động đến LKĐT (Cơ chế, chính sách, sự phát triển KTXH, KHKT&CN, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế). Nội dung và kết quả nghiên cứu của chƣơng 1 đã hình thành cơ sở lý luận của quản lí LKĐT, làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trƣờng Đại học Bình Dƣơng nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo tại trƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu NL cho các DN trong giai đoạn hiện nay ở các chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA NHÀ TRƢỜNG VÀ DOANH NGHIỆP Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC

BÌNH DƢƠNG

2.1. Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Thu thập số liệu làm cơ sở cho việc đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động LKĐT và quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trƣờng Đại học Bình Dƣơng.

Đƣa ra những kết luận khách quan, khoa học, chính xác làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trƣờng Đại học Bình Dƣơng.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Luận văn tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng về hoạt động LKĐT và quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trƣờng Đại học Bình Dƣơng với những nội dung cụ thể nhƣ sau:

Về hoạt động LKĐT: tập trung vào khảo sát các vấn đề về hoạt động liên kết trong tuyển sinh, quá trình đào tạo, đảm bảo nguồn lực, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và thực hành, thực tập. Hoạt động liên kết kiểm tra đánh giá và việc làm sau tốt nghiệp.

Về quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trƣờng Đại học Bình Dƣơng: Điều tra, khảo sát về 04 vấn đề: Bối cảnh tác động đến LKĐT và quản lí LKĐT (nhận thức lợi ích LKĐT, các yếu tố thúc đẩy, các yếu tố cản trở LKĐT); Đầu vào trong LKĐT và quản lí LKĐT (Tuyển sinh và xây dựng chuẩn đầu ra; Xây dựng mục tiêu, nội dung CTĐT theo hƣớng đáp ứng yêu cầu DN; Đảo đảm nguồn lực phục vụ LKĐT...); Quá trình trong LKĐT và quản lí LKĐT (Hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá tại trƣờng Đại học Bình Dƣơng và DN); Đầu ra trong LKĐT và quản lí LKĐT (Kết quả tốt nghiệp; Thực trạng việc làm; Tƣ vấn nghề nghiệp sau đào tạo...).

2.1.3. Mẫu nghiên cứu

2.1.3.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu

Sử dụng phiếu khảo sát (phụ lục 1, 2, 3, 4, 5). Phiếu khảo sát đƣợc xây dựng bằng các câu hỏi đóng nhằm lấy ý kiến (20 CBQL, 70 GV, 70 SV ở trƣờng đại học Bình Dƣơng); 30 DN trong các KCN có sử dụng NL trình độ đại học ở trƣờng Đại học Bình Dƣơng với tổng số ngƣời đƣợc khảo sát: 60 CBQL và CBKT; 90 cựu SV có trình độ đại học đang làm việc tại DN.

Bảng 2.1. Th ng kê về s phiếu khảo sát Đơn vị Nhóm khảo sát Đối tƣợng Số lƣợng Trƣờng Đại học Bình Dƣơng CBQL

Ban giám hiệu

20 Phòng Đào tạo

Khoa Kinh tế Khoa CNKT Ô tô Khoa Kiến trúc – Xây Dựng

Khoa CNSH Khoa Luật Khoa Điện – điện tử

Khoa Ngoại ngữ Khoa IRA GV Khoa Kinh tế 70 Khoa CNKT Ô tô

Khoa Kiến trúc – Xây Dựng Khoa CNSH

Khoa Luật Khoa Điện – điện tử

Khoa IRA SV Khoa CNCKT Ô tô 70 Khoa IRA Khoa Kinh tế Khoa Luật

Doanh nghiệp CBQL 30 Doanh nghiệp 60

Cựu SV 52 Doanh nghiệp 90

2.1.3.2. Phương pháp phỏng vấn

Tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc trong cuộc phỏng vấn (phụ lục 6, 7). Tổng cộng có 15 cuộc phỏng vấn trực tiếp, 6 cuộc phỏng vấn qua phƣơng tiện điện thoại.

Nhóm 1: Phỏng vấn cá nhân 05 CBQL (Phó hiệu trƣởng và Phó trƣởng phòng đào tạo và trƣởng Khoa) và 03 CBQL Doanh nghiệp

Nhận xét chung về nhóm đối tƣợng quản lí, tác giả ghi nhận đƣợc tình hình quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp ở trƣờng Đại học Bình

Dƣơng, chủ yếu là thực trạng các quản lí thể hiện qua 4 yếu tố: Tác động của bối cảnh; Quản lí liên kết đầu vào, quản lí liên kết quá trình đào tạo, quản lí liên kết đầu ra.

Nhóm 2: Phỏng vấn cá nhân 06 Giảng viên trực tiếp và 04 cán bộ kỹ thuật của DN

Nhận xét chung về nhóm đối tƣợng trực tiếp thực hiện các hoạt động đào tạo trong hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp, chúng tôi ghi nhận đƣợc tình hình hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp ở trƣờng Đại học Bình Dƣơng.

Nhóm 3: Phỏng vấn 02 nhóm sinh viên (24SV) và 01 nhóm cựu sinh viên (10 cựu SV)

Nhận xét chung về nhóm đối tƣợng tham gia hoạt động, chúng tôi ghi nhận đƣợc những thông tin về hoạt động đào tạo của trƣờng đại học Bình Dƣơng hiện nay.

Các cuộc phỏng vấn trực tiếp đều đƣợc xin phép, ghi chép lƣu thành văn bản, tóm lƣợc nội dung có liên quan đến thực trạng chúng tôi nghiên cứu.

2.1.4. Cách xử lí số liệu

2.1.4.1. Xử lý s liệu phỏng vấn

Khi trình bày số liệu phỏng vấn, để đảm bảo tính bảo mật và ẩn danh của ngƣời trả lời phỏng vấn, mẫu phỏng vấn sẽ đƣợc mã hóa nhƣ sau;

- 8 cán bộ quản lý đƣợc mã hóa từ CBQL1 đến CBQL 8 - 6 GV và 4 cán bộ kỹ thuật đƣợc mã hóa từ GV1 đến GV6 - 4 cán bộ kỹ thuật đƣợc mã hóa từ KT1 đến KT4

- 2 nhóm sinh viên đƣợc mã hóa từ NSV1 đến NSV2 - 1 nhóm cựu sinh viên mã hóa CSV1

Tác giả chọn lọc các ý kiến, thống kế theo từng mục với trình tự có ý nghĩa, biên tập lại thành những câu ngắn gọn một số phát biểu tƣơng đồng trong các nhóm đối tƣợng, đủ nghĩa để trích dẫn (nếu cần). Trƣờng hợp các ý kiến khác biệt có ý nghĩa hoặc những ý kiến chung, cần thiết trong một số trƣờng hợp thì đƣợc chúng tôi dẫn lại nguyên văn. Tác giả không đƣa vào luận văn này những nội dung ghi nhận đƣợc nhƣng không liên quan một cách mật thiết với mục đích nghiên cứu, việc phân tích đƣợc thực hiện thủ công bằng cách đọc đi đọc lại những nội dung đã chuyển thành văn bản, nhóm các ý tƣởng liên quan, ghi chú những ý kiến đƣa vào các phần, các mục.

2.1.4.2. Xử lý s liệu khảo sát bằng bảng hỏi/phiếu điều tra

Về điểm trung bình (ĐTB): điểm số của các câu hỏi đƣợc quy đổi theo thang bậc ứng với các mức độ. Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ trong đó điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 5, chúng tôi chia đều thang đo làm 5 mức độ và có thang điểm nhƣ sau:

Bảng 2.2. Bảng quy ước s liệu 5 mức đ

Điểm trung bình Mức độ quan

trọng Mức độ thực hiện

Mức độ ảnh hƣởng

Từ 1,00 → 1,80 Hoàn toàn không quan trọng

Hoàn toàn không tốt

Hoàn toàn không ảnh hƣởng Từ 1,81 → 2,60 Không quan trọng Không tốt Không ảnh hƣởng Từ 2,61 → 3,40 Trung bình Trung bình Trung bình

Từ 3,41 → 4,20 Quan trọng Tốt Ảnh hƣởng

Từ 4,21 → 5,00 Rất quan trọng Rất tốt Rất ảnh hƣởng

2.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp tỉnh Bình Dƣơng doanh nghiệp tỉnh Bình Dƣơng

2.2.1. Thực trạng kinh tế xã hội và doanh nghiệp tỉnh Bình Dương

Bình Dƣơng là một trong những tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, diện tích tự nhiên 2.694,43km2, Bình Dƣơng đƣợc chia làm 9 đơn vị hành chính cấp huyện, đặc biệt tỉnh có 3 thành phố (TP.TDM, Thuận An, Dĩ An), 2 thị xã & 4

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học bình dương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)