Công tác quản lí

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học bình dương (Trang 48 - 49)

9. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

2.3.5. Công tác quản lí

Hệ thống tổ chức và quản lí của Trƣờng có phần khác so với một số trƣờng công lập, thuộc hệ thống trƣờng tƣ thục, nên bộ phận quản lí đƣợc phân thành các cấp: Hội đồng quản trị; Ban giám hiệu; Cấp đoàn thể, Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên; Cấp Khoa, Phòng ban, Viện, Trung tâm và tƣơng đƣơng; Cấp Bộ môn và tƣơng đƣơng

Hội đồng quản trị nhà trƣờng là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trƣờng, có quyền quyết nghị các vấn đề mang tính chiến lƣợc, quan trọng liên quan tới các hoạt động và sự phát triển của nhà trƣờng; Ban giám hiệu lãnh đạo mọi hoạt động chung của nhà trƣờng với sự tham mƣu trực tiếp từ các đơn vị chức năng trong nhà trƣờng; Nhà trƣờng có các Hội đồng tƣ vấn: Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Hội đồng thi đua khen thƣởng...có chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động rõ ràng để hỗ trợ ban giám hiệu tổ chức hoạt động bộ máy của nhà trƣờng.

Bộ máy tổ chức và hoạt động hành chính của NT đồng bộ. Thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ, các chế độ chính sách, bảo hiểm cho ngƣời lao động theo đúng luật định. Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên luôn phát huy vai trò của mình. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ GV, đội ngũ kế thừa trong suốt 20 năm luôn đƣợc chăm lo rất tốt. Đã có 110 cán bộ, GV hoàn thành chƣơng trình SĐH, 2 thành viên đƣợc phong hàm Phó Giáo sƣ, 1 cán bộ đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Bách khoa Saint Petersburg (Nga).

Từ đó chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao, cơ sở vật tƣ, kỹ thuật của NT ngày càng đƣợc hoàn thiện, từ các phòng học, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành đến các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao.

NT đã quy tụ hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nƣớc tham gia vào các hoạt động giáo dục, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu đƣợc đăng trên các tạp chí trong ngoài nƣớc và nhiều đề tài đƣợc ứng dụng trong thực tế.

Nhiều nghiên cứu về xây dựng nền giáo dục mở đã đƣợc viết thành sách “Đã từng có một Đại học Mở nhƣ vậy” do Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2010;

“Hành trình đến nền giáo dục mở” do Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2012. Những ý tƣởng, quan điểm về giáo dục, triết lý giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc thể hiện cụ thể qua hai tập sách trên. Đặc biệt qua tác phẩm “Xây dựng nền giáo dục mở, mở để học, học để mở, để trở thành công dân có trách nhiệm trong thế giới mở” là đóng góp làm sáng tỏ ý tƣởng toàn cầu hóa giáo dục góp phần xây dựng thế giới mở, xây dựng nền kinh tế sinh thái. Những quan điểm, tƣ tƣởng này đã đƣợc nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đánh giá cao và đã trở thành những căn cứ nền tảng xây dựng và phát triển Trƣờng Đại học Bình Dƣơng, những giải pháp đảm bảo chất lƣợng GDĐH.

Trƣờng Đại học Bình Dƣơng đã quy tụ nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc tham gia vào các hoạt động giáo dục, khoa học công nghệ, xây dựng bộ máy tổ chức NT đồng bộ, đảm bảo chất lƣợng các hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học bình dương (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)