Các biện pháp quản lí hoạt động liên kết quá trình đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học bình dương (Trang 92 - 95)

9. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

3.3.4. Các biện pháp quản lí hoạt động liên kết quá trình đào tạo

a). Biện pháp quản lí liên kết trong hoạt đ ng tổ chức học tập tại doanh nghiệp

 Mục đích của biện pháp

Nhằm đạt đƣợc sự linh hoạt, mềm dẻo, tăng tính chủ động của NT trong việc gắn quá trình đào tạo của NT với thực tế của DN trong các KCN, đồng thời phù hợp với sự biến động của thị trƣờng lao động hiện nay với những cơ chế chính sách mới.

Tăng cƣờng tối đa sự liên kết của NT với mọi loại hình DN ở các phƣơng thức, hình thức và mức độ hợp tác khác nhau nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

 Nội dung của biện pháp

Trƣờng Đại học Bình Dƣơng và DN thống nhất mục tiêu LKĐT, lựa chọn xây dựng nội dung LKĐT (đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra), hình thức, mức độ LKĐT và các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo.

Nhà trƣờng chủ động xây dựng kế hoạch, tiến độ đào tạo và phối hợp DN lựa chọn phƣơng án tối ƣu thực hiện quá trình LKĐT trong tổ chức hoạt động học tập tại DN, đặc biệt là dạy thực hành tại DN. Kế hoạch và tiến độ đào tạo có thể điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với kế hoạch sản xuất của DN.

Đánh giá tổng thể các hình thức, phƣơng thức và mức độ LKĐT với DN trong tổ chức kế hoạch học tập của SV tại DN. Qua đó xây dựng kế hoạch đổi mới và hoàn thiện phƣơng thức, hình thức và mức độ hợp tác với DN trong tổ chức hoạt động học tập của SV. Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra đảm bảo bám sát theo tiến độ dự kiến. Thƣờng xuyên rà soát, đánh giá tình hình thực hiện để có những tác động phù hợp với tình hình biến động thực tế của từng DN đang liên kết.

 Cách thức thực hiện

Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch học tập của sinh viên với các mô đun học tập tại DN.

Bƣớc 2: Thông báo kế hoạch học tập NT đến với các DN liên kết trong quá trình đào tạo và thống nhất thời gian đào tạo theo từng mô đun của môn học phù hợp với điều kiện thực tế của DN.

Bƣớc 3: Mỗi bên cử cán bộ chuyên trách để giám sát và quản lí quá trình đào tạo. Khi tiến hành hoạt động học tập tại DN, hai bên cần phải thống nhất chọn hình thức và phƣơng thức liên kết để thực hiện, những kỹ năng chuyên môn ngành nghề chủ yếu cần rèn luyện, các điều kiện đảm bảo chất lƣợng, kế hoạch chi tiết về tiến độ, phân công trách nhiệm và thời điểm thực hiện liên kết thật cụ thể.

Bƣớc 4: Cử GV trực tiếp đến DN để phối hợp với chuyên gia, cán bộ quản lí, kỹ sƣ của DN giảng dạy và quản lý SV trong suốt thời gian SV học tập, thực tập tại DN.

Bƣớc 5: Ban hành các quy định chung đối với GV, SV trong quá trình học tập tại DN .

Bƣớc 6: Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng hiệu quả hoạt động học tập của SV tại DN. Thực hiện sơ tổng kết để đánh giá tìm ra nguyên nhân sai lệch giữa kế hoạch với thực tế thực hiện, từ đó có các quyết định quản lí để điều chỉnh.

b). Biện pháp quản lí liên kết trong hoạt đ ng đổi mới phương pháp giảng dạy của trường

 Mục đích của biện pháp

Đáp ứng đƣợc các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong ngành nghề đào tạo theo tiêu chuẩn đặt ra. Tăng hiệu quả đào tạo, khẳng định vị trí, thƣơng hiệu nhà trƣờng.

Giúp ngƣời học nhanh chóng hòa nhập thực tế của DN, có năng lực đáp ứng với các tiêu chuẩn của DN, rút ngắn thời gian đào tạo. Tăng tính tự tin của bản thân trƣớc

các cơ hội việc làm, có thể tự lựa chọn vị trí công việc phù hợp nhu cầu cá nhân. DN có cơ hội tuyển chọn ngƣời lao động đáp ứng hoạt động sản xuất, tiết kiệm thời gian, chi phí đào tạo lại.

 Nội dung của biện pháp

Quản lí hoạt động phƣơng pháp giảng dạy bao gồm quản lí các nội dung: Chuẩn bị lên lớp; Thực hiện giảng dạy trên lớp; Tổ chức, hƣớng dẫn SV thực hành cơ bản tại xƣởng của nhà trƣờng, phòng thí nghiệm, thực tập nghề nghiệp; Thực tập sản xuất; Đánh giá kết quả học tập.

Để nâng cao quản lí hoạt động phƣơng pháp giảng dạy giữa nhà trƣờng và DN cần xác định rõ:

+ Môi trƣờng học tập của SV: Nhà trƣờng và môi trƣờng tại DN

+ Phƣơng pháp học tập: Học trong thực tế tại DN, có sự trợ giúp của ngƣời hƣớng dẫn là chuyên gia, cán bộ quản lí của DN.

+ Nội dung học tập: Dựa vào NLTH.

+ Thời gian học tập: phụ thuộc vào khả năng và nhịp độ của mỗi cá nhân nên thời gian kết thúc khoá học không đƣợc định sẵn.

+ Tài liệu học tập: đƣợc thiết kế theo từng module, có mô tả chi tiết mục tiêu hƣớng đến, phƣơng tiện, thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động học.

Do vậy, khi tiến hành đổi mới phƣơng pháp giảng dạy cần chú trọng các nội dung: Quản lí hoạt động học tập, rèn luyện trong giờ học lý thuyết trên lớp, trong giờ học thực hành cơ bản ở phòng thí nghiệm, xƣởng trƣờng hoặc trong giờ học thực hành, thực tập tại CSSX; Quản lí hoạt động học tập và rèn luyện trong các buổi tham quan thực tế tại DN hay các giờ học ngoại khóa, giờ tự học, lao động sản xuất và các hoạt động xã hội, đoàn thể...

 Cách thức thực hiện

Bƣớc 1: Quản lý hoạt động chuẩn bị của GV

Chuẩn bị bài giảng: Định hƣớng soạn giảng phải đảm bảo các yếu tố đặc trƣng: Khả năng thực hiện công việc hoặc phần công việc chuyên môn mới; Kiến thức mới đƣợc tiếp thu; Kỹ năng mới đƣợc hình thành.

Chuẩn bị phƣơng tiện dạy học: Tính hiệu quả của bài giảng đƣợc khẳng định thông qua việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết hỗ trợ hoạt động dạy nhƣ phƣơng tiện máy móc, thiết bị, dụng cụ thực hành, thực tập; Kế hoạch, lịch trình giảng dạy.

Bƣớc 2: Quản lí hoạt động thực hiện giảng dạy: Đƣợc đánh giá qua các tiêu chí: Mức độ hoàn thành khối lƣợng đƣợc giao; Bài giảng đạt đƣợc mục tiêu, yêu cầu đề ra.

nâng cao chất lƣợng giảng dạy của GV, có phiếu nhận xét, đánh giá cụ thể.

Bƣớc 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thƣờng xuyên. Có cơ chế khen thƣởng.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học bình dương (Trang 92 - 95)