9. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
1.4.3. Yếu tố quá trình trong liên kết đào tạo
Quá trình trong LKĐT gồm: đổi mới nội dung, phƣơng pháp đào tạo, đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá. Do đó, quản lí quá trình trong LKĐT là quản lí hoạt động kết hợp giữa NT với DN trong đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học thực hành, thực tập và kiểm tra, đánh giá.
Vai trò của quản lí “quá trình” trong LKĐT: Quản lí quá trình (Process Management) trong LKĐT giúp khơi dậy tiềm năng, hình thành năng lực cho SV, cải biến, phát triển nhân cách ngƣời học; Quá trình LKĐT là giai đoạn trực tiếp tạo ra sản phẩm của hoạt động đào tạo. Do vậy, quản lí quá trình giúp hiện thực hóa mục tiêu, kế hoạch đào tạo, phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo thƣơng hiệu, uy tín NT, đáp ứng nhu cầu TTLĐ về chất lƣợng sản phẩm đào tạo.
Mục đích: Bảo đảm quá trình đào tạo đạt chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu TTLĐ, yêu cầu của DN; Bảo đảm chất lƣợng đào tạo toàn diện, thực hiện đầy đủ mục tiêu, kế hoạch đào tạo và nội dung chƣơng trình giảng dạy.
Nội dung quản lí “quá trình”:
Quản lí quá trình đào tạo theo hƣớng kết hợp giữa NT và DN bao gồm quản lí sự thay đổi trong nhận thức của GV. GV phải hiểu và nắm vững mục tiêu giảng dạy, chú trọng phát triển năng lực cho SV. Học tập, bồi dƣỡng hoàn thiện kỹ năng chuyên môn cho bản thân, cập nhật tiến bộ KH&CN. Bên cạnh đó, cần quan tâm tới các chuyên gia chuyên môn của DN tham gia công tác giảng dạy thực hành, hƣớng dẫn thực tập cho SV. Đội ngũ này nên đƣợc bồi dƣỡng về tác phong, nghiệp vụ sƣ phạm, nâng cao nhận thức về công việc, coi hoạt động giảng dạy, hƣớng dẫn thực tập là nhiệm vụ chính phải hoàn thành.
Quản lí hoạt động học tập và rèn luyện của SV tại NT và DN. Có thể coi hoạt động học tập, rèn luyện của SV là thành tố trung tâm của quá trình dạy học bao gồm: hoạt động học tập, rèn luyện trên lớp; học tập, rèn luyện tại phòng thí nghiệm, xƣởng
thực hành, nơi sản xuất; học tập, rèn luyện ngoài giờ học. Ngƣời quản lí cần theo dõi, hƣớng dẫn, tổ chức cho SV tham gia thực hiện các hoạt động trên đồng thời thiết lập mối quan hệ bốn bên: NT – DN - Gia đình - Các tổ chức xã hội cùng phối hợp giáo dục, quản lí SV.
Quản lí quá trình học tập, thực hành, thực tập tại DN. Hoạt động này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ với DN trƣớc hết để đảm bảo nội dung, chƣơng trình học tập, sau đó là vấn đề vệ sinh, an toàn lao động, tác phong, rèn luyện khả năng thích nghi cho ngƣời học. Do vậy cần bố trí, phân công công việc cụ thể cho GV, cán bộ trực tiếp giám sát, điều hành hoạt động thực hành, thực tập, cân đối nguồn tài chính chi trả cho cán bộ, chuyên gia giám sát phía DN.
Quản lí đổi mới quá trình kiểm tra, đánh giá nhằm đo lƣờng, xác định và đánh giá kết quả đào tạo theo chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Đặc biệt ở nội dung kiểm tra đánh giá kỹ năng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các GV của trƣờng và chuyên gia của DN xác định mục tiêu về kỹ năng, năng lực thực hiện cụ thể đối với từng loại ngành nghề nhất định.