Các biện pháp quản lí hoạt động liên kết đầu vào

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học bình dương (Trang 86 - 92)

9. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

3.3.3. Các biện pháp quản lí hoạt động liên kết đầu vào

a) Biện pháp quản lí liên kết trong hoạt đ ng tuyển sinh

 Mục đích của biện pháp

Thiết lập hệ thống thông tin tuyển sinh và cung ứng lao động sát với yêu cầu thực tế của DN.

- Cập nhật thƣờng xuyên những thay đổi của TTLĐ, việc làm. Phân tích, đánh giá thực trạng, dự báo xu hƣớng phát triển, kịp thời điều chỉnh kế hoạch, chƣơng trình đào tạo theo yêu cầu DN.

- Cung cấp cho DN những thông tin về khả năng đào tạo của NT (ngành nghề, số lƣợng, chất lƣợng... và tiềm năng phát triển). Đồng thời, cung cấp cho ngƣời học những thông tin đáng tin cậy về ngành nghề đào tạo, nhu cầu, yêu cầu NL từ phía DN... từ đó, ngƣời học có thể lựa chọn đúng ngành nghề, phù hợp nhu cầu, khả năng bản thân và điều kiện kinh tế gia đình, có điều kiện tiếp cận việc làm sau tốt nghiệp và khả năng lựa chọn cơ hội việc làm.

 Nội dung của biện pháp

- Xây dựng hệ thống thông tin về tuyển sinh: Trong LKĐT, tuyển sinh đƣợc coi nhƣ một phần của thỏa thuận dịch vụ, đƣợc biểu hiện qua: cá nhân ngƣời học thoả thuận với tổ chức NT hoặc DN; bản thân tổ chức cũng có những thoả thuận với nhau về mọi phƣơng diện (thời gian, kinh phí, chất lƣợng, hiệu quả...). Trên cơ sở các chính sách tuyển sinh của nhà nƣớc, NT có những quy định, điều kiện tuyển sinh riêng nhƣng phải đáp ứng các tiêu chuẩn tuyển sinh tối thiểu. Việc kết hợp với DN tạo điều kiện thuận lợi cho NT nâng cao số lƣợng, chất lƣợng tuyển sinh. Thu hút ngƣời học bằng đa dạng kênh thông tin: từ phƣơng tiện truyền thông đến các sự kiện; từ phƣơng tiện đại chúng đến từng gia đình, cá nhân ngƣời học; Từ việc tạo dựng uy tín đến hƣớng nghiệp việc làm... DN có thể trực tiếp tuyển sinh theo nhu cầu sản xuất thực tế, gửi học sinh về cơ sở đào tạo hoặc hỗ trợ NT cùng tham gia tuyển sinh, xuất hiện trong các sự kiện tƣ vấn tuyển sinh, việc làm, hội thảo đào tạo NL đáp ứng nhu cầu xã hội... trong vai trò cán bộ tƣ vấn.

Tiếp cận, thực hiện tốt chủ trƣơng giáo dục hƣớng nghiệp phổ thông. Tuy nhiên, tuyển sinh phải đúng đối tƣợng, đúng ngành học, đúng trình độ. Các bên tham gia tuyển sinh cần nắm vững quy trình thủ tục tuyển sinh đối với hình thức xét tuyển hay thi tuyển. Ngƣời học chỉ đƣợc coi trúng tuyển khi các thông tin thoả mãn tiêu chuẩn tuyển sinh tối thiểu của khoá học, ngành học. Tổ chức bộ phận Quan hệ DN trong trong NT để thu thập thông tin về nhu cầu của DN (nhu cầu về số lƣợng, chất lƣợng, trình độ).

- Xây dựng hệ thống thông tin về khả năng cung ứng lao động, việc làm: Bộ phận này có trách nhiệm kết nối thông tin giữa NT với DN. Tìm kiếm các DN, các tổ chức xã hội sẵn sàng cộng đồng trách nhiệm với NT trong sự nghiệp đào tạo và phát triển NL.

 Cách thực thực hiện

Bƣớc 1: Thành lập bộ phận liên kết thông tin. Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của từng trƣờng để tổ chức bộ phận hợp tác với DN cho phù hợp. Có thể thành lập bộ phận Quan hệ DN

liên kết thông tin. Bộ phận này có nhiệm vụ cập nhật đầy đủ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về hoạt động đào tạo, LKĐT với DN; Trực tiếp trao đổi thông tin với các DN trong khu vực, đặc biệt với các DN có sử dụng lao động đã qua đào tạo của NT. Thu thập những ý kiến nhận xét từ phía DN về chất lƣợng SV sau tốt nghiệp đã làm việc tại DN, nhu cầu về số lƣợng, chất lƣợng, trình độ lao động, những thay đổi về yêu cầu ngành nghề trong sản xuất của DN trong thời gian tới; Thực hiện nhiệm vụ điều tra “theo dấu vết SV”; Trực tiếp quảng bá thông tin tuyển sinh về ngành nghề đào tạo, chƣơng trình đào tạo và cơ hội việc làm; Tƣ vấn tuyển sinh, việc làm; Đề xuất những điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động LKĐT với DN (NL, vật lực, tài lực); Đề xuất điều chỉnh, bổ sung, thay mới nội dung chƣơng trình, đổi mới phƣơng pháp đào tạo đáp ứng với yêu cầu của DN; Trực tiếp thực hiện các hoạt động liên quan đến hợp đồng LKĐT với DN.

Bƣớc 3: Thành lập hội đồng tuyển sinh gồm: đại diện phía NT và đại diện phía DN. Hội đồng có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các hoạt động liên kết tuyển sinh. Phối hợp với DN tiến hành chiến dịch tuyển sinh theo hình thức: DN cùng NT tổ chức các hoạt động tƣ vấn tuyển sinh, ngày hội việc làm, tham gia góp ý trong các hội nghị, hội thảo... hỗ trợ hoạt động tham quan cơ sở sản xuất; NT chủ động tổ chức, thực hiện các hoạt động tuyển sinh theo kế hoạch đã định.

Bƣớc 4: Tổ chức hoạt động tiếp cận thông tin liên kết tuyển sinh Tiếp cận DN khảo sát nhu cầu xã hội về NL lao động thuộc các lĩnh vực gần với ngành nghề trƣờng đang đào tạo kịp thời điều chỉnh, lên kế hoạch tuyển sinh, tìm kiếm trợ giúp tuyển sinh từ phía DN và các tổ chức xã hội. Phối hợp với DN thực hiện hoạt động tuyển sinh theo 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Thực hiện trƣớc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông: Tạo mối quan hệ với các trƣờng phổ thông, đặt vấn đề về công tác hƣớng nghiệp; Thiết lập quan hệ chính thức; Tổ chức hội thảo về công tác hƣớng nghiệp; Tổ chức cho giáo viên và học sinh các trƣờng phổ thông tham quan CSĐT và cơ sở phía DN, tƣ vấn hƣớng nghiệp tại chỗ.

+ Giai đoạn 2: Ngay sau kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Triển khai thông báo tuyển sinh đến toàn bộ cán bộ, công nhân viên phía NT và DN, học sinh các trƣờng THPT qua các hình thức: tuyên truyền, quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng...

Bƣớc 5: Liên kết thông tin lập kế hoạch cung ứng lao động cho các DN thông qua ngày hội việc làm. Tổ chức giới thiệu DN đến tuyển dụng tại trƣờng hoặc tiếp nhận chỉ tiêu tuyển dụng, thông báo tới học viên. Tiếp nhận bản đăng ký việc làm phía học viên. Tổng hợp và xây dựng kế hoạch cung ứng lao động.

b) . Biện pháp quản lí liên kết trong hoạt đ ng xây dựng mục tiêu, n i dung chương trình đào tạo

 Mục đích của biện pháp

Với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhiều doanh nghiệp đã liên tục áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, bên cạnh đó nhiều ngành nghề mới cũng xuất hiện đòi hỏi có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay. Quá trình đào tạo giữa kiến thức nhà trƣờng với nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng có sự chênh lệch.. Để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn mới, chƣơng trình LKĐT cũng cần đƣợc mềm hoá, đa dạng, bám sát yêu cầu DN và thị trƣờng lao động. Việc liên kết với DN xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo là hƣớng đi phù hợp với xu thế hiện nay.

Biện pháp cho phép cập nhật kiến thức, kỹ năng phù hợp với sự tốc độ biến đổi của khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu DN và nhu cầu ngƣời học.

 Nội dung của biện pháp

Quản lí liên kết xây dựng mục tiêu và nội dung chƣơng trình đào tạo phải xuất phát từ yêu cầu DN, từ thực tiễn tại DN. Do vậy, cần xác định đƣợc lĩnh vực ngành nghề cần đào tạo, lĩnh vực công việc có liên quan, những nhiệm vụ cần thực hiện. Chƣơng trình xây dựng cần đảm bảo: Phù hợp đối tƣợng (cho ai?); Phù hợp ngành nghề (cái gì?); Phù hợp phƣơng thức tổ chức (nhƣ thế nào?)...

Thống nhất quản lí quy trình liên kết xây dựng chƣơng trình đào tạo theo hai giai đoạn: giai đoạn thiết kế và giai đoạn áp dụng. Giai đoạn thiết kế đƣợc bắt đầu từ việc tiếp nhận yêu cầu về nhân lực phía DN -> Phân tích yêu cầu công việc, phân tích chuẩn kỹ năng cần đạt -> Xác định mô đun học tập -> Xây dựng nội dung từng mô đun -> Xác định nguồn tài liệu học tập. Trong giai đoạn áp dụng, cần xác định trình độ đầu vào của SV -> Phân ngành, phân lớp -> Xác định nội dung đào tạo cho từng lớp, lựa chọn mô đun phù hợp -> Tiến hành quá trình đào tạo -> Kiểm tra, đánh giá.

 Cách thức thực hiện

Bƣớc 1: DN cử chuyên gia phối hợp với nhà trƣờng cùng tham gia xây dựng chƣơng trình đào tạo.

Bƣớc 2: Xác định yêu cầu đào tạo. Căn cứ yêu cầu nhân lực của DN, kết hợp điều tra nhu cầu xã hội để tìm hiểu nghề DN và thị trƣờng lao động đang cần, sẽ cần, có tính đến sự cân đối về đội ngũ nhân lực, về chi phí và hiệu quả.

Bƣớc 3: Phân tích ngành nghề thông qua xác định nhiệm vụ của từng ngành nghề, danh mục các công việc thuộc ngành nghề đó, các bƣớc của từng công việc và điều kiện để thực hiện các công việc đó.

tƣơng ứng với công việc, nhiệm vụ.

Bƣớc 5: Tổ chức áp dụng chƣơng trình vào thực tiễn giảng dạy. Bắt đầu từ hoạt động xác định trình độ đầu vào của SV -> Phân ngành, phân lớp -> Xác định nội dung đào tạo cho từng lớp, lựa chọn mô đun phù hợp -> Tiến hành quá trình đào tạo -> Kiểm tra, đánh giá kết quả theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và kỹ năng mềm trong SV.

Bƣớc 6: Liên kết, kiểm định lại chất lƣợng chƣơng trình, lấy tiêu chí: đáp ứng yêu cầu nhân lực của DN làm chuẩn. Có thể thay đổi, bổ sung hoặc lƣợc bỏ.

Tóm lại, quản lí quá trình liên kết xây dựng chƣơng trình đào tạo là một trong các bƣớc liên quan đến đầu vào của quản lí hoạt động LKĐT nhƣng có ý nghĩa quan trọng, chi phối chất lƣợng quá trình đào tạo và đầu ra của “sản phẩm”.

c) . Biện pháp quản lí liên kết trong hoạt đ ng đảm bảo các nguồn lực cho đào tạo

 Mục đích của biện pháp

Các nguồn lực cấp thiết cho đào tạo đáp ứng nhu cầu DN bao gồm NL, vật lực, tài lực trong đó đội ngũ GV, cơ sở vật chất - trang thiết bị là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định chất lƣợng đào tạo. Do vậy mục đích của đầu tƣ và huy động các nguồn lực cho đào tạo thông qua LKĐT nhằm giúp nhà trƣờng có đủ năng lực trong đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu NL của các DN.

Thông qua việc thiết lập mối quan hệ hợp tác với các DN và hợp tác với các CSĐT khác trong tỉnh, trƣờng Đại học Bình Dƣơng sẽ phát huy đƣợc điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của đơn vị; qua đó, vừa có thể đáp ứng yêu cầu đào tạo với các DN, vừa có thể hoàn thành đƣợc chỉ tiêu đào tạo của nhà trƣờng, vừa hoàn thành sứ mệnh của đơn vị, có thể xây dựng đƣợc tầm nhìn của đơn vị trong tƣơng lai, định hƣớng đúng đắn trong việc đầu tƣ vào các ngành nghề mà đơn vị đào tạo để có đƣợc sản phẩm đầu ra đáp ứng đƣợc nhu cầu của các DN trong các KCN của tỉnh.

 Nội dung của biện pháp

Tìm kiếm, huy động các nhà đầu tƣ có tâm huyết với giáo dục, kêu gọi hỗ trợ, tài trợ các nguồn kinh phí, học bổng, máy móc thiết bị, đóng góp trí tuệ vào phát triển mục tiêu, nội dung CTĐT góp phần tạo điều kiện giảng dạy và học tập tốt nhất cho quá trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu DN.

Trƣờng Đại học Bình Dƣơng có thể phối hợp với các CSĐT khác, hỗ trợ nhau trong việc thực hiện đào tạo NL cho các DN. Đối với đội ngũ GV đầu ngành, thiếu trang thiết bị hiện đại, có thể liên kết với các CSĐT khác để bổ sung các nguồn lực trong đào tạo đáp ứng đƣợc yêu cầu của DN. Liên kết giữa các CSĐT có thể thông qua việc hợp đồng GV có kinh nghiệm giảng dạy và năng lực chuyên môn, cũng nhƣ phối

hợp khai thác máy móc thiết bị hiện đại, cùng nhau xây dựng mục tiêu chƣơng trình, biên soạn giáo trình giảng dạy…

Nhà trƣờng hàng năm lập kế hoạch, tổ chức khảo sát nhu cầu NL của các DN thuộc các KCN ở địa phƣơng. Phân tích đánh giá để xác định nhu cầu NL cần đào tạo về số lƣợng, cơ cấu ngành nghề và trình độ. Nhà trƣờng không thể đảm nhận đáp ứng tất cả các nhu cầu của các DN. Do đó cần chọn lọc để có thể đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu NL cho DN nhƣng phải phù hợp với năng lực thực sự của mình hiện có. Trƣờng Đại học Bình Dƣơng có thể phải LKĐT với các CSĐT khác hoặc giới thiệu, tƣ vấn cho các DN đến các CSĐT khác có thế mạnh về các ngành nghề đào tạo mà mình không có đƣợc, tránh tình trạng ôm đồm đào tạo quá nhiều dẫn đến không đảm bảo chất lƣợng.

 Cách thức thực hiện

Huy động nguồn lực giảng viên

Bƣớc 1: Khảo sát, phân loại trình độ năng lực của đội ngũ GV. Xây dựng kế hoạch cho GV đi đào tạo, tự đào tạo bồi dƣỡng, đi tham quan tập huấn nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn tại DN theo các nội dung chuyên đề cụ thể với các dự trù kinh phí, thời gian, nhân sự, địa điểm, …

Bƣớc 2: Tuyên truyền thay đổi nhận thức của GV, có những chính sách đãi ngộ, thƣởng phạt hợp lý để GV có động lực và tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Bƣớc 3: Mời các chuyên gia, quản lí của DN trong và ngoài nƣớc tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học cùng với GV của trƣờng để trao đổi kinh nghiệm. Đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học cho GV hợp tác với chuyên gia của DN nghiên cứu, nhờ đó các thực nghiệm khoa học, các kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc thống kê, xử lý qua thực tiễn ở DN.

Bƣớc 4: Tổ chức cho GV đi tham quan, tập huấn tại các DN có công nghệ sản xuất mới, hiện đại; hoặc mời chuyên gia của các DN đến trƣờng tập huấn cho GV với nội dung, chƣơng trình tập huấn đã đƣợc NT thống nhất với DN.

Bƣớc 5: Tổ chức cho GV của NT kết hợp với các quản lí, kỹ sƣ dạy thực hành cho SV tại trƣờng và tại DN.

Bƣớc 6: Kết thúc mỗi nội dung, chƣơng trình tập huấn, NT phối hợp với DN để kiểm tra đánh giá trình độ năng lực của GV dự tập huấn so với mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Rà soát, đánh giá những ƣu điểm, hạn chế để có các biện pháp phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.

Huy động nguồn lực về đầu tƣ cơ sở vật chất

trƣờng dự kiến bổ sung về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bộ phận của mình gửi cho lãnh đạo NT để xét duyệt đƣa vào kế hoạch sửa chữa, mua sắm. NT tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ phù hợp của trang thiết bị hiện có của NT; phân loại các danh mục ƣu tiên.

Bƣớc 2: Xây dựng kế hoạch cân đối các nguồn lực để đầu tƣ phát triển CSVC, trang thiết bị của NT trong dài hạn và ngắn hạn để phổ biến cho các khoa, phòng chức năng biết.

Bƣớc 3: Tích cực vận động các DN có quan hệ với NT hỗ trợ về mặt kinh phí, trang thiết bị máy móc, tài liệu học tập; tạo điều kiện cho SV thực tập trên dây chuyền công nghệ tại DN khi học tập theo mô đun, hay các môn thực hành trong chƣơng trình đào tạo. Khai thác từ các đối tác trong và ngoài nƣớc, các dự án, chƣơng trình mục tiêu để trang bị máy móc, các thiết bị hiện đại, các tài liệu học tập phù hợp với thực tiễn

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học bình dương (Trang 86 - 92)