8. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT
Để xác định được mục tiêu GDBVMT chúng ta có thể tìm hiểu một số khái niệm, quan niệm đã được chấp nhận phổ biến sau:
Hội nghị quốc tế về GDBVMTcủa Liên hợp quốc tổ chức tại Tbilisi năm 1977 đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường có mục đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường”. [11]
Dự án VIE/95/041 năm 1996 cho rằng: "Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thường xuyên qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của các thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai” [14]
Vậy GDBVMT là một quá trình hướng đến các mục tiêu giúp con người vận dụng kiến thức để bảo vệ môi trường bền vững trong hiện tại và cả tương lai, tránh thảm họa môi trường, sử dụng khôn khéo và hiệu quả các nguồn tài nguyên ...
những kiến thức, kỹ năng, thái độ cụ thể sau:
- HS có được những kiến thức cơ bản về môi trường như: Khái niệm môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái; Quan hệ giữa con người và môi trường; Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường; Các biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- HS nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và bảo vệ môi trường để có thái độ, cách ứng xử đúng đắn các vấn đề liên quan đến môi trường, có trách nhiệm đối trong việc bảo vệ môi trường.
- HS hình thành được những kỹ năng, phương pháp hành động cụ thể để BVMT. Hình thành các kỹ năng ứng xử thân thiện với môi trường, tham gia BVMT.