8. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáoviên về hoạt động giáo dục
dục bảo vệ môi trường và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
Hiệu quả GDBVMT phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên bởi chỉ khi lực lượng này nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GDBVMT thì quá trình tổ chức và thực hiện sẽ hiệu quả hơn.
2.3.2.1. Nhận thức nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
- Nhận thức về vai trò của GDBVMT trong trường THPT đối với việc hình thành cho HS các nội dung kiến thức
Bảng 2.5. Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trò của GDBVMT đối với việc hình thành các nội dung kiến thức
S T T
Nội dung khảo sát
Mức độ quan trọng TBC Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1
Các khái niệm liên quan đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái…
92 65.7 48 34.3 0 0.0 0 0.0 3.66
2 Quan hệ giữa con người và môi
trường 69 49.3 71 50.7 0 0.0 0 0.0 3.49 3 Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường 91 65 49 35.0 0 0.0 0 0.0 3.65 4 Các biện pháp bảo vệ môi trường 53 37.9 66 47.1 21 15.0 0 0.0 3.23 5 Sự phát triển bền vững 87 62.1 48 34.3 5 3.6 0 0.0 3.59
Kết quả khảo sát cho thấy thầy cô đều nhận thức rằng GDBVMT trong nhà trường đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các kiến thức BVMT như: các khái niệm liên quan đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái; quan hệ giữa con người và môi trường; sự ô nhiễm và suy thoái môi trường; sự phát triển bền vững ... Tuy nhiên theo các thầy cô đánh giá, GDBVMT trong nhà trường đã chưa thể hiện thật tốt vai trò trang bị cho HS các kiến thức liên quan đến các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Nhận thức về vai trò của GDBVMT trong trường THPT đối với việc hình thành cho HS các kỹ năng và hành vi BVMT
GDBVMT không chỉ cung cấp cho HS kiến thức về BVMT và còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp HS rèn luyện kỹ năng và những hành vi BVMT. Tuy nhiên qua kết quả khảo sát cho thấy GV và CBQL chưa đánh giá cao các vai trò này của hoạt động GDBVMT trong trường THPT. Cụ thể thầy cô cho rằng GDBVMT trong trường THPT đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cho HS kỹ năng vệ sinh môi trường sống và học tập, hành vi bảo vệ môi trường nhưng chưa thật sự rất quan trọng đối với việc hình thành cho HS kỹ năng nhận diện sự ô nhiễm môi trường, kỹ năng tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường hay hành vi sử dụng hợp lý tài nguyên thiên.
Bảng 2.6. Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trò của GDBVMT đối với việc hình thành các kỹ năng và hành vi BVMT
TT Nội dung khảo sát
Mức độ quan trọng TBC Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 Kỹ năng nhận diện sự
ô nhiễm môi trường 61 43.6 42 30.0 37 26.4 0 0.0 3.17 2 Kỹ năng vệ sinh môi
trường sống và học tập 65 46.4 47 33.6 28 20.0 0 0.0 3.26 3 Hành vi bảo vệ môi
trường 68 48.6 43 30.7 29 20.7 0 0.0 3.28 4 Tuyên truyền về ý thức
bảo vệ môi trường 23 16.4 42 30.0 75 53.6 0 0.0 2.63 5 Sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên 34 24.3 68 48.6 38 27.1 0 0.0 2.97
- Nhận thức về vai trò của GDBVMT trong trường THPT đối với việc hình thành thái độ, tình cảm cho HS
Bảng 2.7. Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trò của GDBVMT đối với việc hình thành thái độ, tình cảm
TT Nội dung khảo sát Mức độ quan trọng TBC Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
1 Yêu thiên nhiên 64 45.7 57 40.7 19 13.6 0 0.0 3.32
2
Quan tâm đến môi trường sống của bản thân, gia đình và cộng đồng 72 51.4 52 37.1 16 11.4 0 0.0 3.40 3 Biết phê phán các hành vi phá hoại môi trường 45 32.1 57 40.7 38 27.1 0 0.0 3.05 4 Ý thức tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
41 29.3 60 42.9 39 27.9 0 0.0 3.01
5
Ý thức được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với con người
82 58.6 48 34.3 10 7.1 0 0.0 3.51
6
Có ý thức kỷ luật khi thực hiện nội quy, quy định bảo vệ môi trường của nhà trường và cộng đồng
86 61.4 45 32.1 9 6.4 0 0.0 3.55
Qua kết quả khảo sát trên chúng tôi thấy rằng các thầy cô đánh giá cao tầm quan trọng của GDBVMT trong trường THPT đối với việc hình thành cho HS tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm đến môi trường sống của bản thân, gia đình và cộng đồng, ý thức được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với con người, giúp HS có ý thức kỷ luật khi thực hiện nội quy, quy định bảo vệ môi trường của nhà trường và cộng đồng. Tuy nhiên cũng qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy thầy cô đánh giá chưa cao vai trò của GDBVMT trong trường THPT đối với việc hình thành cho HS ý thức tự giác tham gia các hoạt động BVMT, biết phê phán các hành vi phá hoại môi trường.
2.3.2.2. Nhận thức nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò của quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trò của quản lý hoạt động GDBVMT
TT Nội dung khảo sát
Mức độ quan trọng TBC Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
1 Các văn bản chỉ đạo của Sở
GD&ĐT 61 43.6 51 36.4 28 20.0 0 0.0 3.24 2
Kế hoạch hoạt động GDBVMT của hiệu trưởng, Tổ CM, Đoàn TN…
63 45 66 47.1 11 7.9 0 0.0 3.37
3
Hướng dẫn chỉ đạo của hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư Đoàn TN….về việc thực hiện hoạt động GDBVMT
73 52.1 58 41.4 9 6.4 0 0.0 3.46
4
Kiểm tra đánh giá của hiệu trưởng đối với các hoạt động GDBVMT trong nhà trường
61 43.6 49 35.0 30 21.4 0 0.0 3.22
Hoạt động GDBVMT tại trường THPT hiệu quả hay không điều này phụ thuộc rất lớn vào cách thức quản lý của CBQL nhà trường. Phân tích kết quả khảo sát chúng tôi phần nào đánh giá được nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên về vai trò của quản lý hoạt động GDBVMT trong nhà trường phổ thông.
Theo đánh giá của các thầy cô thì các nội dung của hoạt động quản lý như: Các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT; kế hoạch hoạt động GDBVMT của hiệu trưởng, tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên; hướng dẫn chỉ đạo của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, Bí thư Đoàn Thanh niên….; kiểm tra đánh giá của hiệu trưởng đối với các hoạt động GDBVMT trong nhà trường đều đóng vai trò quan trọng nhưng ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên qua kết quả khảo sát đã thể hiện thầy cô đã đánh giá cao hơn vai trò quan trọng của các kế hoạch và sự hướng dẫn chỉ đạo của CBQL trong quá trình thực hiện hoạt động GDBVMT.
Qua phân tích chúng tôi có thể đánh giá như sau: đối với CBQL và GV đã nhận thức rằng để hoạt động GDBVMT hiệu quả thì từng nội dung trong hoạt động quản lý cần phải được thực hiện tốt. Văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT là rất quan trọng tuy nhiên quan trọng hơn vẫn là các hoạt động quản lý cụ thể của hiệu trưởng đối với vấn đề GDBVMT.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường trung học phổ thông, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam