Thực trạng quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 64 - 66)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.5. Thực trạng quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động giáo

giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT

- Thực trạng sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT

Bảng 2.22. Đánh giá thực trạng sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động GDBVMT TT Nội dung Mức độ thực hiện TBC Tốt Khá Trung bình Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 Sự phối hợp giữa BGH với Đoàn Thanh niên và Hội liên hiệp Thanh niên

55 39.3 63 45.0 21 15.0 1 0.7 0 0.0 4.23

2

Sự phối hợp giữa BGH với Ban đại diện Cha mẹ HS

59 42.1 55 39.3 23 16.4 3 2.1 0 0.0 4.21

3

Sự phối hợp giữa BGH với tổ chức xã hội địa phương

21 15.0 41 29.3 61 43.6 17 12.1 0 0.0 3.47

4

Sự phối hợp, trao đổi chuyên môn giữa các GV 19 13.6 43 30.7 57 40.7 21 15.0 0 0.0 3.43 5 Sự phối hợp giữa GV bộ môn và GVCN 56 40.0 61 43.6 21 15.0 3 2.1 0 0.0 4.24 6 Sự phối hợp giữa Đoàn Thanh niên và GVCN 28 20.0 43 30.7 58 41.4 11 7.9 0 0.0 3.63 7 Sự phối hợp giữa GV và cha mẹ học sinh 54 38.6 63 45.0 27 19.3 0 0.0 0 0.0 4.31

Sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục sẽ góp phần lớn vào thành công của hoạt động giáo dục. Trong giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát một số mối quan hệ phối hợp có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động GDBVMT trong trường THPT. Kết quả quá trình khảo sát CBQL, giáo viên của các trường THPT tại thành phố Tam Kỳ đã được thể hiện ở bảng số liệu trên.

Qua phân tích chúng tôi nhận thấy các mối quan hệ sau đây đã thể hiện tốt sự phối hợp trong các hoạt động giáo dục của nhà trường: sự phối hợp giữa BGH với Đoàn Thanh niên và Hội liên hiệp Thanh niên; sự phối hợp giữa BGH với Ban đại diện Cha mẹ HS; sự phối hợp giữa GVCN và GV bộ môn. Sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng này có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động quan trọng của nhà trường trong đó có hoạt động GDBVMT. Từ kết quả khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy rằng sự phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh cũng được đánh giá rất tốt, đây là mối quan hệ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục đối với từng cá nhân hay tập thể HS.

Các mối quan hệ phối hợp tiếp theo là: sự phối hợp giữa Đoàn Thanh niên và GVCN; sự phối hợp, trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên; sự phối hợp giữa BGH và tổ chức xã hội địa phương đều được đánh giá chỉ ở mức độ khá. Những mối quan hệ này đều rất quan trọng: sự phối hợp, trao đổi chuyên môn giúp giáo viên có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm; sự phối hợp giữa BGH và tổ chức xã hội địa phương là cầu nối thể hiện mối qua hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội…Chính vì vậy muốn hoạt động GDBVMT đạt hiệu quả cần cải thiện các mối quan hệ phối hợp này.

- Thực trạng quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT

Qua phân tích số liệu khảo sát chúng tôi đã thấy được rằng thực trạng quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT tại thành phố Tam Kỳ có được quan tâm nhưng chưa thực sự hiệu quả. Các hoạt động quản lý như: xây dựng kế hoạch phối hợp; xác định các nội dung phối hợp; xác định trách nhiệm của các lực lượng giáo dục; xây dựng các điều kiện về thông tin, liên lạc, CSVC cho công tác phối hợp các lực lượng giáo dục được đánh giá ở mức độ khá. Tuy nhiên việc huy động sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong hoạt động GDBVMT chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình. Trong thực tế hoạt động này phải được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt trong cả quá trình giáo dục, nó đóng vai trò thúc đẩy và tạo sự gắn kết giữa các lực lượng giáo dục cho nên theo kết quả khảo sát này chúng tôi nhận thấy nhà trường cần thực hiện hiệu quả hơn việc huy động các lực lượng tham gia GDBVMT.

Bảng 2.23. Đánh giá thực trạng quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động GDBVMT tt Nội dung Mức độ thực hiện TBC Tốt Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 Xây dựng kế hoạch phối hợp trong hoạt động GDBVMT

29 20.7 58 41.4 40 28.6 13 9.3 0 0.0 3.74

2

Xác định các nội dung phối hợp trong hoạt động GDBVMT

35 25.0 35 25.0 51 36.4 19 13.6 0 0.0 3.61

3

Xác định trách nhiệm của các LLGD tham gia hoạt động GDBVMT

27 19.3 48 34.3 37 26.4 28 20.0 0 0.0 3.53

4

Huy động sự tham gia của các LLGD trong hoạt động GDBVMT

18 12.9 32 22.9 56 40.0 34 24.3 0 0.0 3.24

5

Xây dựng các điều kiện về thông tin, liên lạc, CSVC cho công tác phối hợp các LLGD

32 22.9 41 29.3 67 47.9 0 0.0 0 0.0 3.75

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)