Tình hình giáo dục cấp THPT trên địa bàn thành phốTam Kỳ, tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 42)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Tình hình giáo dục cấp THPT trên địa bàn thành phốTam Kỳ, tỉnh Quảng

Quảng Nam

2.1.2.1. Hệ thống, qui mô các Trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Trên địa bàn thành phố Tam Kỳ hiện nay có 05 trường THPT công lập, cụ thể: - Trường THPT Phan Bội Châu (địa chỉ: 786 Phan Chu Trinh, thành phố thành phố Tam Kỳ), được thành lập năm 1980. Quy mô trường, lớp năm học 2020-2021:

+ Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường: 96 + Số lớp học: 35

+ Tổng số HS: 1330

- Trường THPT Trần Cao Vân (địa chỉ: Phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ), được thành lập năm 1955. Quy mô trường, lớp năm học 2020-2021:

+ Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường: 74 + Số lớp học: 30

+ Tổng số HS: 1155

- Trường THPT Lê Quý Đôn (địa chỉ: 152 Trần Văn Dư, thành phố Tam Kỳ), được thành lập năm 1997. Quy mô trường, lớp năm học 2020-2021:

+ Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường: 75 + Số lớp học: 32

+ Tổng số HS: 1264

- Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (địa chỉ: 02 Trần Đại Nghĩa, thành phố Tam Kỳ), thành lập năm 2002. Quy mô trường, lớp năm học 2020-2021:

+ Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường: 76 + Số lớp học: 24

+ Tổng số HS: 814.

- Trường THPT Duy Tân (địa chỉ: xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ), được thành lập năm. Quy mô trường, lớp năm học 2020-2021:

+ Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường: 67. + Số lớp học: 28.

+ Tổng số HS: 1043.

2.1.2.2. Chất lượng giáo dục

2019 – 2020 của các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam như sau:

Bảng 2.1. Kết quả thống kê hạnh kiểm các năm học

Năm học Kết quả hạnh kiểm cuối năm

Tốt Khá Trung bình Yếu

2017-2018 81.63 % 16.31 % 2.01 % 0.05 % 2018-2019 85.45 % 13.14 % 1.34 % 0.07 % 2019-2020 88.3 % 10.42 % 1.1 % 0.18 %

Bảng 2.2. Kết quả thống kê học tập các năm học

Năm học Kết quả học tập cuối năm

Giỏi Khá TB Yếu Kém 2017-2018 32.40% 38.73% 26.86% 1.70% 0.07% 2018-2019 33.05% 37.75% 27.11% 1.70% 0.08% 2019-2020 32.80% 38.10% 27.02% 1.70% 0.08% 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến khảo sát ở nhiều nội dung. Mục đích của việc khảo sát nhằm thu thập số liệu cần thiết, phân tích và làm rõ thực trạng về nhận thức nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và HS; hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các Trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế, làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các Trường THPT trên địa bàn Thành phố.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề sau:

- Khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và HS ở các Trường THPT, thành phố Tam Kỳ về BVMT, GDBVMT và quản lý hoạt động GDBVMT;

- Khảo sát thực trạng về hoạt động GDBVMT tại các Trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam;

- Khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động GDBVMT tại các Trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam;

- Khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Chúng tôi đã lựa chọn và phối hợp sử dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu dưới đây:

- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến tiến hành điều tra, khảo sát - Quan sát hoạt động quản lý.

- Trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên, HS, phụ huynh HS. - Nghiên cứu các văn bản đánh giá kết quả giáo dục.

- Quy trình thực hiện:

Bước 1: Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát.

Bước 2: Xây dựng bộ phiếu hỏi theo các nội dung trên.

Bước 3: Xác định thành phần điều tra khảo sát.

Bước 4: Thực hiện việc điều tra, khảo sát.

Bước 5: Thu thập các phiếu điều tra và xử lý các phiếu điều tra.

- Phương pháp xử lý số liệu sau khảo sát: Chúng tôi đã sử dụng phiếu tự đánh giá có 05 mức độ: Tốt, khá, trung bình, yếu, kém và tính điểm theo mỗi mức độ:

 Tốt : 5 điểm;

 Khá : 4 điểm;

 Trung bình : 3 điểm;

 Yếu : 2 điểm.

 Kém: 1 điểm

 Điểm trung bình : X điểm (1 ≤ X ≤ 5)

 Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

k i i i n X K X n    X : Điểm trung bình  Xi : Điểm ở mức độ i

 Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

 n : Số người tham gia đánh giá

 Giá trị khoảng cách = (5-1)/5 = 0.8

2.2.4. Địa bàn và khách thể khảo sát

Để có cơ sở thực tế trong việc xác định thực trạng hoạt động GDBVMT và quản lý hoạt động GDBVMT, tác giả tiến hành khảo sát ở 05 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam gồm: THPT Phan Bội Châu, THPT Trần Cao Vân, THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và THPT Duy Tân. Khách thể khảo sát là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên và HS.

- Đánh giá thực trạng về nhận thức nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và HS tại các Trường THPT, thành phố Tam Kỳ về bảo vệ môi trường, GDBVMT và quản lý hoạt động GDBVMT: 590 người gồm: 05 hiệu trưởng, 10 phó hiệu trưởng,

125 giáo viên và 450 HS. (Phụ lục 01)

- Đánh giá thực trạng về hoạt động GDBVMT: 590 người gồm: 05 hiệu trưởng, 10 phó hiệu trưởng, 125 giáo viên và 450 HS. (Phụ lục 02)

- Đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động GDBVMT: 140 người gồm: 05 hiệu trưởng, 10 phó hiệu trưởng, 125 giáo viên. (Phụ lục 03)

2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

2.3.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường bảo vệ môi trường

Để đánh giá thực trạng nhận thức của HS về BVMT và GDBVMT chúng tôi đã tiến hành khảo sát 450 HS của 05 trường THPT công lập tại thành phố Tam Kỳ. Qua phân tích số liệu sau khảo sát chúng tôi đã đánh giá được một số nội dung về mức độ nhận thức của HS về vấn đề BVMT và GD BVMT:

- Nhận thức của HS về vai trò của yếu tố MT đối với đời sống con người

Bảng 2.3. Đánh giá thực trạng nhận thức của HS về vai trò của yếu tố MT đối với đời sống con người

Mức độ quan trọng

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

368 81.8 82 18.2 0 0 0 0 Qua số liệu khảo sát chúng tôi thấy rằng tất cả HS đều nhận thức được vai trò của yếu tố môi trường. Có đến 81.8% các em đánh giá rằng yếu tố môi trường có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Chính nhận thức này giúp HS hiểu được sự cần thiết của việc học tập và nghiên cứu về môi trường, sự ảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Nhận thức của HS về vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường

Để hoạt động GDBVMT trong nhà trường hiệu quả điều quan trọng đầu tiên là đối tượng được giáo dục cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của GDBVMT bởi vì một khi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề người học sẽ sẵn sàng tiếp nhận kiến thức và chú trọng rèn luyện kỹ năng trong quá trình học tập.

Sau khi tiến hành khảo sát 450 HS của các Trường THPT, thành phố Tam Kỳ chúng tôi đã có những số liệu sau

Bảng 2.4. Đánh giá thực trạng nhận thức của HS về vai trò GDBVMT

TT Nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng Rất quan trọng Quang trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

1 Giảng dạy kiến thức về môi trường

và bảo vệ môi trường cho HS 215 47.8 235 52.2 0 0.0 0 0.0 2 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

cho HS 299 66.4 151 33.6 0 0.0 0 0.0 3 Rèn luyện kỹ năng bảo vệ môi

trường cho HS 288 64 162 36.0 0 0.0 0 0.0 Theo kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết HS đều nhận thức được tầm quan trọng của GDBVMT. Theo các em việc giảng dạy kiến thức, giáo dục ý thức hay rèn luyện kỹ năng bảo vệ môi trường của HS đều rất quan trọng đặc biệt là việc giáo dục ý thức cho HS. Như vậy chúng tôi có thể nhận định được rằng công tác GDBVMT tại các trường THPT tại thành phố Tam Kỳ đã có được thuận lợi nhất định.

2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường dục bảo vệ môi trường và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

Hiệu quả GDBVMT phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên bởi chỉ khi lực lượng này nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GDBVMT thì quá trình tổ chức và thực hiện sẽ hiệu quả hơn.

2.3.2.1. Nhận thức nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

- Nhận thức về vai trò của GDBVMT trong trường THPT đối với việc hình thành cho HS các nội dung kiến thức

Bảng 2.5. Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trò của GDBVMT đối với việc hình thành các nội dung kiến thức

S T T

Nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng TBC Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1

Các khái niệm liên quan đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái…

92 65.7 48 34.3 0 0.0 0 0.0 3.66

2 Quan hệ giữa con người và môi

trường 69 49.3 71 50.7 0 0.0 0 0.0 3.49 3 Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường 91 65 49 35.0 0 0.0 0 0.0 3.65 4 Các biện pháp bảo vệ môi trường 53 37.9 66 47.1 21 15.0 0 0.0 3.23 5 Sự phát triển bền vững 87 62.1 48 34.3 5 3.6 0 0.0 3.59

Kết quả khảo sát cho thấy thầy cô đều nhận thức rằng GDBVMT trong nhà trường đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các kiến thức BVMT như: các khái niệm liên quan đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái; quan hệ giữa con người và môi trường; sự ô nhiễm và suy thoái môi trường; sự phát triển bền vững ... Tuy nhiên theo các thầy cô đánh giá, GDBVMT trong nhà trường đã chưa thể hiện thật tốt vai trò trang bị cho HS các kiến thức liên quan đến các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Nhận thức về vai trò của GDBVMT trong trường THPT đối với việc hình thành cho HS các kỹ năng và hành vi BVMT

GDBVMT không chỉ cung cấp cho HS kiến thức về BVMT và còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp HS rèn luyện kỹ năng và những hành vi BVMT. Tuy nhiên qua kết quả khảo sát cho thấy GV và CBQL chưa đánh giá cao các vai trò này của hoạt động GDBVMT trong trường THPT. Cụ thể thầy cô cho rằng GDBVMT trong trường THPT đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cho HS kỹ năng vệ sinh môi trường sống và học tập, hành vi bảo vệ môi trường nhưng chưa thật sự rất quan trọng đối với việc hình thành cho HS kỹ năng nhận diện sự ô nhiễm môi trường, kỹ năng tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường hay hành vi sử dụng hợp lý tài nguyên thiên.

Bảng 2.6. Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trò của GDBVMT đối với việc hình thành các kỹ năng và hành vi BVMT

TT Nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng TBC Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 Kỹ năng nhận diện sự

ô nhiễm môi trường 61 43.6 42 30.0 37 26.4 0 0.0 3.17 2 Kỹ năng vệ sinh môi

trường sống và học tập 65 46.4 47 33.6 28 20.0 0 0.0 3.26 3 Hành vi bảo vệ môi

trường 68 48.6 43 30.7 29 20.7 0 0.0 3.28 4 Tuyên truyền về ý thức

bảo vệ môi trường 23 16.4 42 30.0 75 53.6 0 0.0 2.63 5 Sử dụng hợp lý tài

nguyên thiên nhiên 34 24.3 68 48.6 38 27.1 0 0.0 2.97

- Nhận thức về vai trò của GDBVMT trong trường THPT đối với việc hình thành thái độ, tình cảm cho HS

Bảng 2.7. Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trò của GDBVMT đối với việc hình thành thái độ, tình cảm

TT Nội dung khảo sát Mức độ quan trọng TBC Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

1 Yêu thiên nhiên 64 45.7 57 40.7 19 13.6 0 0.0 3.32

2

Quan tâm đến môi trường sống của bản thân, gia đình và cộng đồng 72 51.4 52 37.1 16 11.4 0 0.0 3.40 3 Biết phê phán các hành vi phá hoại môi trường 45 32.1 57 40.7 38 27.1 0 0.0 3.05 4 Ý thức tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường

41 29.3 60 42.9 39 27.9 0 0.0 3.01

5

Ý thức được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với con người

82 58.6 48 34.3 10 7.1 0 0.0 3.51

6

Có ý thức kỷ luật khi thực hiện nội quy, quy định bảo vệ môi trường của nhà trường và cộng đồng

86 61.4 45 32.1 9 6.4 0 0.0 3.55

Qua kết quả khảo sát trên chúng tôi thấy rằng các thầy cô đánh giá cao tầm quan trọng của GDBVMT trong trường THPT đối với việc hình thành cho HS tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm đến môi trường sống của bản thân, gia đình và cộng đồng, ý thức được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với con người, giúp HS có ý thức kỷ luật khi thực hiện nội quy, quy định bảo vệ môi trường của nhà trường và cộng đồng. Tuy nhiên cũng qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy thầy cô đánh giá chưa cao vai trò của GDBVMT trong trường THPT đối với việc hình thành cho HS ý thức tự giác tham gia các hoạt động BVMT, biết phê phán các hành vi phá hoại môi trường.

2.3.2.2. Nhận thức nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò của quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trò của quản lý hoạt động GDBVMT

TT Nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng TBC Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

1 Các văn bản chỉ đạo của Sở

GD&ĐT 61 43.6 51 36.4 28 20.0 0 0.0 3.24 2

Kế hoạch hoạt động GDBVMT của hiệu trưởng, Tổ CM, Đoàn TN…

63 45 66 47.1 11 7.9 0 0.0 3.37

3

Hướng dẫn chỉ đạo của hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư Đoàn TN….về việc thực hiện hoạt động GDBVMT

73 52.1 58 41.4 9 6.4 0 0.0 3.46

4

Kiểm tra đánh giá của hiệu trưởng đối với các hoạt động GDBVMT trong nhà trường

61 43.6 49 35.0 30 21.4 0 0.0 3.22

Hoạt động GDBVMT tại trường THPT hiệu quả hay không điều này phụ thuộc rất lớn vào cách thức quản lý của CBQL nhà trường. Phân tích kết quả khảo sát chúng tôi phần nào đánh giá được nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên về vai trò của quản lý hoạt động GDBVMT trong nhà trường phổ thông.

Theo đánh giá của các thầy cô thì các nội dung của hoạt động quản lý như: Các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT; kế hoạch hoạt động GDBVMT của hiệu trưởng, tổ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)