8. Cấu trúc của luận văn
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm
3.4.3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp
STT Nội dung
Mức độ cấp thiết
TBC Rất cấp
thiết Cấp thiết Ít cấp thiết
Không cấp thiết SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên trường THPT về mục đích và vai trò của hoạt động GDBVMT 20 22.2 59 65.6 9 10.0 2 2.2 3.08 2 Bồi dưỡng CBQL, giáo viên về các nội dung, phương pháp GDBVMT
30 33.3 56 62.2 3 3.3 1 1.1 3.28
3
Đổi mới quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT
STT Nội dung
Mức độ cấp thiết
TBC Rất cấp
thiết Cấp thiết Ít cấp thiết
Không cấp thiết SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 4 Đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GDBVMT cho HS thông qua các hoạt động NGLL
23 25.6 55 61.1 7 7.8 5 5.6 3.07
5
Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDBVMT
22 24.4 61 67.8 5 5.6 2 2.2 3.14
6
Bổ sung, hoàn thiện CSVC, PTKT dạy học phục vụ hoạt động GDBVMT
21 23.3 59 65.6 7 7.8 3 3.3 3.09
Qua kết quả khảo sát thể hiện tại bảng 3.1 chúng tôi có thể nhận xét như sau: + Tất cả các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá là cấp thiết được áp dụng để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDBVMT (điểm trung bình của mỗi biện pháp đều lớn hơn 3.0 và tổng tỷ lệ phần trăm của 2 mức độ “rất cấp thiết” và “cấp thiết” của mỗi biện pháp đều trên 85%).
+ Tính cấp thiết cao nhất thuộc về 2 biện pháp “Bồi dưỡng CBQL, giáo viên về các nội dung, phương pháp GDBVMT” và “Đổi mới quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT”, điểm trung bình của cả 2 biện pháp đều lớn hơn 3.25 và trên 95% cho rằng việc thực hiện các biện này là cấp thiết.
Kết luận: qua kết quả trên một lần nữa chúng tôi khẳng định việc áp dụng 6 biện pháp trên vào quá trình quản lý hoạt động GDBVMT ở các Trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là thực sự cấp thiết.
3.4.3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi
Qua kết quả khảo sát chúng tôi có thể nhận xét như sau:
+ Hầu hết các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDBVMT đều có tính khả thi cao, điểm trung bình dao động từ 2.84 đến 3.21và được đánh giá tính khả thi trên 80% (bảng 3.2). Như vậy chúng ta thấy rằng hầu hết các biện pháp đề xuất đã đảm bảo được nguyên tắc tính thực tiễn và khả thi.
giáo viên về các nội dung, phương pháp GDBVMT (điểm trung bình 3.18) và biện pháp 3. Đổi mới quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT (điểm trung bình 3.21). Đồng thời ta cũng thấy rằng đây là 2 biện pháp được đánh giá ở mức độ “rất khả thi” là cao hơn nhiều so với các biện pháp còn lại.
+ Biện pháp được đánh giá là tính khả thi thấp nhất so với các biện pháp còn lại là biện pháp 4. Đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GDBVMT cho HS thông qua các hoạt động NGLL (điểm trung bình 2.84)
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
STT Nội dung
Mức độ khả thi
TBC
Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên trường THPT về mục đích và vai trò của hoạt động GDBVMT 12 13.3 68 75.6 8 8.9 2 2.2 3.00 2 Bồi dưỡng CBQL, giáo viên về các nội dung, phương pháp GDBVMT
27 30.0 53 58.9 9 10.0 1 1.1 3.18
3
Đổi mới quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT 28 31.1 55 61.1 5 5.6 2 2.2 3.21 4 Đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GDBVMTcho HS thông qua các hoạt động NGLL
11 12.2 59 65.6 15 16.7 5 5.6 2.84
5
Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDBVMT
13 14.4 64 71.1 11 12.2 2 2.2 2.98
6
Bổ sung, hoàn thiện CSVC, PTKT dạy học phục vụ hoạt động GDBVMT
Qua kết quả phân tích trên một lần nữa chúng tôi khẳng định mặc dù mức độ khả thi của mỗi biện pháp là khác nhau nhưng 6 biện pháp trên đều có thể áp dụng được vào quá trình quản lý hoạt động GDBVMT ở các Trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
* Đánh giá chung về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để có thể đánh giá về khả năng vận dụng trong thực tiễn của từng biện pháp chúng tôi lập biểu đồ thể hiện đồng thời tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp như sau:
Biểu đồ 3.1. Giá trị trung bình của tính cấp thiết, tính khả thi ở từng biện pháp
+ Qua phân tích biểu đồ 3.1 chúng ta có thể nhận định được trong 6 các biện pháp trên chúng ta cần đặc biệt chú trọng biện pháp 2 và biện pháp 3 bởi đây là 2 biện pháp được đánh giá là rất cấp thiết và tính khả thi cao nhất vì vậy việc thực hiện sẽ thuận lợi hơn và thể hiện rõ hiệu quả trong quá trình quản lý hoạt động GDBVMT
+ Đồng thời qua biểu đồ 3.1 chúng ta cũng nhận thấy rằng biện pháp 4: “đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GDBVMT cho HS thông qua các hoạt động NGLL” là biện pháp được đánh giá có tính cấp thiết và tính khả thi thấp nhất vì vậy đây sẽ là biện pháp khó triển khai trong thực tế nhất so trong 6 biện pháp mà chúng ta đã đề xuất.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý GDBVMT ở các trường THPT tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam chúng tôi nhận thấy hoạt động giáo dục này đã có những hạn chế nhất định. Để nâng cao hiệu quả GDBVMT ở các trường THPT tại thành phố Tam Kỳ chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về mục đích và vai trò của hoạt động GDBVMT 3,08 3,28 3,27 3,07 3,14 3,09 3,00 3,18 3,21 2,84 2,98 3,00
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6
Biện pháp 2: Bồi dưỡng CBQL, giáo viên về các nội dung, phương pháp GDBVMT
Biện pháp 3: Đổi mới quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVM
Biện pháp 4: Đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GDBVMTcho học sinh thông qua các hoạt động NGLL
Biện pháp 5: Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDBVMT
Biện pháp 6: Bổ sung, hoàn thiện CSVC, PTKT dạy học phục vụ hoạt động GDBVMT
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cấp thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý. Biện pháp “nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên trường THPT về mục đích và vai trò của hoạt động GDBVMT’’ và biện pháp “Bồi dưỡng CBQL, giáo viên về các nội dung, phương pháp GDBVMT” là hai biện pháp tạo nên nền tảng tảng vững chắc để có thể tổ chức tốt hoạt động giáo dục này; các biện pháp này giúp chúng ta xây dựng được lực lượng tham gia hoạt động GDBVMT có nhận thức cao đồng thời có kiến thức, có kỹ năng và phương pháp cấp thiết để tham gia hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Những biện pháp tiếp theo như: “đổi mới quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVM”, “đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GDBVMTcho HS thông qua các hoạt động NGLL”, “tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDBVMT” là những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong suốt quá trình quản lý hoạt động GDBVMT như đã phân tích trong quá trình nghiên cứu thực trạng. Biện pháp “Bổ sung, hoàn thiện CSVC, PTKT dạy học phục vụ hoạt động GDBVMT’’ giúp tạo nên môi trường thuận lợi để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục.
Tuy tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp là khác nhau nhưng đều được đánh giá ở mức độ cao. Nếu được thực hiện đồng bộ sẽ giúp nâng cao chất lượng, đáp ứng được những mục tiêu của hoạt động GDBVMT. Thực hiện tốt vai trò giáo dục đào tạo thế hệ trẻ có được những kiến thức quan trọng về môi trường và BVMT, có được những kỹ năng quan trọng để thực hiện các hoạt động BVMT, biết tôn trọng môi trường, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, biết lan tỏa ý thức BVMT đến những người xung quanh....
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu, cho phép luận văn rút ra những kết luận sau đây:
1. Qua tổng quan nghiên cứu vấn đề, luận văn đã phân tích khẳng định thêm những quan điểm về quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT của những nghiên cứu trước đây; đã phân tích, làm sáng tỏ và khẳng định một số khái niệm, bổ sung hoặc làm sâu sắc thêm những lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT trong công tác giáo dục HS. Luận văn đã xây dựng khung lý thuyết về quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT trong công tác giáo dục HS, bao gồm Những vấn đề quan trọng nối bật đã được thể hiện trong khung lý thuyết như sau:
- Giáo dục BVMT là quá trình hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết về bản chất phức tạp của hệ thống môi trường thiên nhiên, từ đó từng bước hình thành thái độ, hành vi, thói quen, năng lực hành động để giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường sống, tạo điều kiện cho họ chung tay xây dựng xã hội phát triển bền vững.
- Quản lý GDBVMT là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm điều khiển các thành tố trong hệ thống phối hợp hoạt động theo đúng chức năng, đúng kế hoạch, đảm bảo cho quá trình giáo dục GDBVMT đạt được mục đích, mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất; giúp đối tượng được giáo dục có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, tính cấp thiết của hoạt động BVMT.
- Quản lý GDBVMT của hiệu trưởng ở các trường THPT bao gồm các nội dung sau:
+ Quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDBVMT
+ Quản lý sự phối hợp của các lực lượng giáo dục để hoàn thành các mục tiêu GDBVMT
+ Quản lý CSVC, PTKT.
+ Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả của GDBVMT.
Những nội dung cơ bản trên chính là yếu tố làm nâng hiệu quả quá trình quản lý hoạt động GDBVMT ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp của đề tài.
2. Tác giả đã lựa chọn và tiến hành điều tra khảo sát, thu thập số liệu về 06 vấn đề quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT được xây dựng từ khung lý luận ở chương 1. Nội dung đánh giá được trình bày tường minh với hệ thống số liệu, bảng biểu cụ thể, mang tính khoa học và con số tin cậy, kết hợp giữa mô tả định lượng và phân tích định tính để rút ra các kết luận có tính chính xác cao về thực trạng. Từ kết quả xử lý số liệu, trao đổi và tham khảo ý kiến chuyên gia am hiểu về các vấn đề luận văn quan tâm, đối chiếu giữa lý luận và thực tế, tác giả
đã nhận thấy những ưu điểm, hạn chế, yếu kém của hoạt động quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các Trường THPT thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Mặc dù đã có những nỗ lực trong công tác quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các Trường THPT trên địa bàn Thành phố, song kết quả đánh giá thực trạng cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế bất cập như: Quá trình quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động GDBVMT còn lỏng lẻo, chưa có sự quan tâm đúng mức. Hoạt động quản lý chủ yếu chú trọng đến khâu lập kế hoạch trong khi đó quá trình tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm chưa được quan tâm nên chưa phát huy được hiệu quả GDBVMT. Việc quản lý chương trình dạy học tích hợp nội dung GDBVMT chưa được thực hiện tốt. Hiệu trưởng chưa chú trọng trong việc xây dựng văn bản hướng dẫn tích hợp nội dung GDBVMT và việc phê duyệt, thống nhất các nội dung GDBMT cần tích hợp vào chương trình môn học. Chưa khai thác được một số hình thức tổ chức hoạt động GDBVMT mang tính hiệu quả cao đối với việc rèn kỹ năng và hình thành tình cảm thái độ tích cực của HS đối với môi trường. Không gian môi trường cấp thiết bên ngoài lớp học để tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm GDBVMT chưa đảm bảo.
3. Dựa trên những căn cứ vào cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu và căn cứ vào thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các Trường THPT thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, tác giả xây dựng hệ thống gồm 06 biện pháp quản lý, bao gồm:
- Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên trường THPT về mục đích và vai trò của hoạt động GDBVMT
- Bồi dưỡng CBQL, giáo viên về các nội dung, phương pháp GDBVM.
- Đổi mới quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVM.
- Đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GDBVMT cho HS thông qua các hoạt động NGLL.
- Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDBVMT.
- Bổ sung, hoàn thiện CSVC, PTKT dạy học phục vụ hoạt động GDBVMT. Các biện pháp trên đều có vai trò và vị trí cấp thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, chúng có mối liên hệ mật thiết tác động hỗ trợ, gắn bó hữu cơ với nhau để tạo nên một hệ thống biện pháp. Tùy vào điều kiện thực tiễn, mỗi biện pháp đó cần dựa vào mục đích nội dung từng hoạt động tổ chức phối hợp, dựa vào đặc điểm riêng của HS, từng cá nhân trong cộng đồng, dựa vào trình độ phát triển kinh tế XH, phong tục tập quán của từng địa phương, của cộng đồng dân cư dựa vào điều kiện vật chất của nhà trường và khả năng sử dụng biện pháp của người quản lý. Trong quá trình quản lý có thể sử dụng, sắp xếp các giải pháp sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
cấp thiết và tính khả thi của 06 giải pháp này thông qua việc lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để chứng minh tính đúng đắn của giải pháp được đề xuất.
Chúng tôi tin rằng nếu áp dụng một cách hợp lý và đồng bộ các biện pháp trên sẽ giúp nâng cao chất lượng, đáp ứng được những mục tiêu của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, thực hiện tốt vai trò giáo dục đào tạo thế hệ trẻ có được những kiến thức, kỹ năng quan trọng để BVMT, biết tôn trọng môi trường, yêu thiên nhiên và lan tỏa ý thức BVMT.
2. Khuyến nghị
Qua nghiên cứu thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các