8. Cấu trúc của luận văn
2.4.7 Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ
môi trường cho học sinh THPT
- Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT
Bất cứ hoạt động giáo dục nào cũng cần được kiểm tra, đánh giá để xác định được hiệu quả hoạt động hay kết quả thực hiện các mục tiêu của hoạt động giáo dục đó. Kết quả khảo sát trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.26. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDBVMT tt Nội dung Mức độ thực hiện TBC Tốt Khá Trung bình Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 KTĐG GDBVMT được thể hiện trong kế hoạch chuyên môn của tổ
29 20.7 15 10.7 72 51.4 24 17.1 0 0.0 3.35
2
KTĐG kiến thức BVMT được lồng ghép trong đề kiểm tra của môn học 23 16.4 38 27.1 49 35.0 30 21.4 0 0.0 3.39 3 Sử dụng kết quả KTĐG hoạt động GDBVMT của tập thể khi đánh giá hoạt động phong trào của lớp 65 46.4 71 50.7 4 2.9 0 0.0 0 0.0 4.44 4 Đánh giá hạnh kiểm HS có sử dụng kết quả đánh giá hoạt động BVMT 42 30.0 25 17.9 63 45.0 10 7.1 0 0.0 3.71
Qua kết quả khảo sát cho thấy, đối với hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT thì việc KTĐG chưa được thực hiện tốt cụ thể: KTĐG hoạt động GDBVMT chưa được thể hiện rõ trong kế hoạch chuyên môn của tổ. Việc lồng ghép kiến thức BVMT vào đề kiểm tra môn học chưa được thực hiện tốt.
Đối với hình thức tích hợp hoạt động GDBVMT thông qua hoạt động NGLL khâu kiểm tra đánh giá thì kết quả cho thấy các Trường đã thực hiện tốt hơn. Kết quả KTĐG hoạt động GDBVMT của tập thể thường xuyên được sử dụng trong việc đánh giá hoạt động phong trào của lớp.
Theo thông tư Số: 58/2011/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2011 đã đưa ra tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm HS trong đó có nội dung về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy nội dung “Đánh giá hạnh kiểm HS có sử dụng kết quả đánh giá hoạt động BVMT” chưa được thực hiện tốt.
- Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT
Bảng 2.27. Đánh giá thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDBVMT tt Nội dung Mức độ thực hiện TBC Tốt Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 Chỉ đạo tổ CM xây dựng kế hoạch KTĐG có thể hiện lồng ghép việc đánh giá nội dung BVMT
8 5.7 32 22.9 82 58.6 18 12.9 0 0.0 3.21
2
Theo dõi, kiểm tra việc lồng ghép nội dung BVMT vào đề kiểm tra môn học của tổ CM
11 7.9 26 18.6 91 65.0 12 8.6 0 0.0 3.26
3
Xây dựng kế hoạch GD NGLL có thể hiện nội dung đánh giá hoạt động GDBVMT
25 17.9 47 33.6 61 43.6 7 5.0 0 0.0 3.64
4
Xây dựng cơ chế đánh giá thi đua tập thể đối với các hoạt động GDBVMT do Đoàn TN tổ chức
31 22.1 58 41.4 38 27.1 13 9.3 0 0.0 3.76
5
Kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch KTĐG của các lực lượng tham gia GDBVMT
7 5.0 31 22.1 43 30.7 59 42.1 0 0.0 2.90
Qua kết quả khảo sát cho thấy hoạt động quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn Thành phố chưa thực hiện đồng bộ. Đối với hình thức dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT vào các môn học hoạt động, việc “chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch KTĐG có thể hiện lồng ghép việc đánh giá nội dung BVMT” hay “theo dõi, kiểm tra việc lồng ghép nội dung BVMT vào đề kiểm tra môn học của tổ chuyên môn” được đánh giá ở mức độ trung bình.
Đối với hình thức tích hợp hoạt động GDBVMT thông qua hoạt động NGLL thì quá trình kiểm tra đánh giá được quản lý tốt hơn. Việc “xây dựng kế hoạch giáo dục NGLL có thể hiện nội dung đánh giá hoạt động GDBVMT” hay “xây dựng cơ chế đánh giá thi đua tập thể đối với các hoạt động GDBVMT do Đoàn Thanh niên tổ chức” được đánh giá ở mức độ khá. Riêng nội dung cuối cùng trong bảng khảo sát cho chúng ta thấy hoạt động “Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch KTĐG của các lực lượng tham gia GDBVMT” rất ít được quan tâm.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các Trường trung học phổ thông, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam