8. Cấu trúc của luận văn
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
Giáo dục THPT bao gồm rất nhiều nội dung. Ngoài những nội dung trong chương trình chính còn rất nhiều kiến thức cần được tích hợp, lồng ghép vào chương trình môn học và các hoạt động khác của nhà trường như: giáo dục giới tính, giáo dục địa phương, giáo dục pháp luật, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục về quyền trẻ em, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội, giáo dục môi trường... Vì vậy nếu thiếu sự quan tâm đúng mức của CBQL và giáo viên thì hoạt động GDBVMT khó có thể đạt hiệu quả.
Với xu hướng giáo dục hiện nay việc rèn luyện kỹ năng, ý thức cho HS vô cùng quan trọng nhưng thời lượng dành cho hoạt động giáo dục này ở các trường THPT tại thành phố Tam Kỳ còn hạn chế nên khó có thể đạt được hiệu quả cao đối với mục tiêu này.
Đối với hoạt động GDBVMT, một số hình thức tổ chức có tính hiệu quả rất cao nhưng khó thực hiện bởi cần có điều kiện phù hợp về tài chính, không gian và cả thời gian nên ít được áp dụng trọng thực tế.
Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động GDBVMT nên chưa có sự đầu tư tìm hiểu, bồi dưỡng kiến thức về GDBVMT, thực hiện quá trình tích hợp một cách mờ nhạt, chưa hiệu quả.
Quá trình quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động này còn lỏng lẻo, chưa có sự quan tâm đúng mức. Hoạt động quản lý chủ yếu chú trọng đến khâu lập kế hoạch trong khi đó quá trình tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm chưa được quan tâm nên chưa phát huy được hiệu quả GDBVMT.
Tiểu kết chương 2
Tình trạng môi trường bị ô nhiễm tại thành phố Tam Kỳ hiện nay là vấn đề đang cần được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng. Tuy nhiên trong thực tế ý thức trách nhiệm của một bộ phận tương đối lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. Để có thể thay đổi được nhận thức của con người (đặc biệt là những con người của thế hệ mới) giúp con người nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề BVMT đó là trách nhiệm chung nhiều tổ chức trong xã hội trong đó đặc biệt là vai trò của nhà trường.
Xuất phát từ cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT ở chương 1, chương 2 chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT tại thành phố Tam Kỳ, đi sâu phân tích phân tích thực
trạng quản lý hoạt động GDBVMT, chỉ ra các điểm hạn chế, tồn tại một số vấn đề cấp thiết đặt ra và cần có những biện pháp tương ứng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT trên địa bàn Thành phố. Các biện pháp cụ thể: hiệu trưởng cần nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT về vai trò của hoạt động GDBVMT; tổ chức bồi dưỡng hoặc tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên có cơ hội tự học hỏi, tự bồi dưỡng về nội dung, phương pháp GDBVMT; tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung GDBVMT; đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động GDBVMT cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp; tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDBVMT; bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuậtphục vụ hoạt động GDBVMT.
Để hoạt động GDBVMT trong nhà trường hiệu quả trước tiên CBQL, giáo viên cần thay đổi về mặt nhận thức, xác định đúng vai trò, tầm quan trọng của hoạt động này. Nhà quản lý cần xác định rõ mục tiêu, lập kế hoạch quản lý một cách hiệu quả. Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp và phát huy vai trò của mình trong hệ thống chung. Xây dựng kế hoạch tài chính, chuẩn bị điều kiện vật chất phù hợp để phát huy hiệu quả nhất các hình thức GDBVMT trong nhà trường.
Xây dựng cảnh quan nhà trường xanh - sạch - đẹp tạo cảm hứng và động lực cho giáo viên và HS cùng hướng đến ý thức xây dựng môi trường sống chất lượng, văn minh. Các lực lượng tham gia GDBVMT cần thể hiện tinh thần nêu gương, tiên phong trong việc thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường.
Đội ngũ nhà giáo cần phải xây dựng tinh thần học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức về môi trường và GDBVMT. Luôn cập nhật những thông tin và kiến thức mới để tự tin và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để truyền tải kiến thức, tạo động lực và truyền cảm hứng cho học sinh.
Trong quản lý giáo dục, bất cứ hoạt động quản lý nào cũng không hề đơn giản. Trong mọi thời điểm đều cần thiết tìm ra những biện pháp để cải thiện và phát huy hơn nữa tính hiệu quả của từng hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM