8. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT
Tại các trường THPT, GDBVMT được xem là một trong các nhiệm vụ quan trọng và được triển khai dưới 2 hình thức chủ yếu : Tích hợp nội dung GDBVMTở các môn học và GDBVMT thông qua các hoạt động NGLL.
1.3.4.1. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc tích hợp trong các môn học
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong đời sống, qua đó phát triển được năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực, nhiều môn học để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thường đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Tích hợp GDBVMT vào các môn học là sự kết hợp chặt chẽ có hệ thống các kiến thức giáo dục môi trường và kiến thức các môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ. Trên cơ sở nội dung của bài học người dạy sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm hướng đến đạt những mục tiêu GDBVMT nhất định. Chương trình và sách giáo khoa đã được xây dựng trên tinh thần tích hợp nội dung GDBVMT theo yêu cầu chung nên hầu hết các môn học đều đã thể hiện nội dung GDBVMT ở nhiều mức độ khác nhau tùy theo từng bài học. Có 3 mức độ tích hợp là
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của GDBVMT
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần học có mục tiêu và nội dung của GDBVMT - Mức độ liên hệ: Bài học có điều kiện liên hệ một cách lôgic với các kiến thức, các vấn đề về môi trường, BVMT.
Nguyên tắc tích hợp GDBVMT là lồng ghép các nội dung BVMT vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học. Việc tích hợp làm cho bài học sinh động, gắn với thực tế hơn và không làm quá tải bài học.
Trong trường THPT, các môn học như: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ có nhiều nội dung gần với nội dung GDBVMT hơn cả vì vậy người dạy cần khai thác hợp lý các cơ hội để thực hiện GDBVMT.
1.3.4.2. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động NGLL có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động giáo dục. Là hoạt động bắt buộc được qui định trong kế hoạch giáo dục ở trường phổ thông nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.
Mục tiêu của GDBVMT không chỉ giúp HS có được những kiến thức cơ bản về môi trường, nhận thức được tầm quan trọng của môi trường mà còn giúp HS hình thành được những kỹ năng, phương pháp, hành động cụ thể để BVMT, hình thành các kỹ năng ứng xử thân thiện với môi trường, tham gia BVMT. Vì vậy, GDBVMT thông qua hoạt động NGLL là hình thức dạy học hiệu quả để đạt được mục tiêu này.
Theo hướng dẫn của tài liệu phân phối chương trình giáo dục THPT cho hoạt động NGLL của Bộ GD&ĐT dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên (áp dụng từ năm học 2009-2010) thì GDBVMT là một trong các nội dung cần lồng ghép vào hoạt động giáo dục NGLL của nhà trường.
hiện bằng những phương thức sau:
- Tuyên truyền, giáo dục về ý thức BVMT bằng cách tích hợp vào các hoạt động giáo dục NGLL.
- Tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa, thông điệp bảo vệ môi trường nhân dịp các ngày lễ lớn hoặc sự kiện của nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động thi nhằm truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường như: thi vẽ tranh theo chủ đề Môi trường, thi thiết kế chậu hoa để bàn từ vật liệu rác thải nhựa, thi tìm hiểu về kiến thức BVMT…
- Tổ chức hoạt động tham quan thiên nhiên để giáo dục các em biết cách yêu thiên và hình thành ý thức bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, hoạt động GDBVMT còn được tích hợp trong các giờ sinh hoạt lớp của GVCN, các tiết sinh hoạt tập thể và đặc biệt hoạt động của Đoàn Thanh niên.