Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáoviên về vai trò của hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 76 - 78)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáoviên về vai trò của hoạt

Trường THPT thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường động giáo dục bảo vệ môi trường

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

- Hành động sẽ thay đổi khi nhận thức thay đổi. Chính vì vậy việc nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên trường THPT về vai trò của hoạt động GDBVMTsẽ giúp chủ thể của hoạt động giáo dục sẽ có những hành động cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ GDBVMT.

- Nâng cao nhận thức của giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm. Khi nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động GDBVMT, chủ thể hoạt động giáo dục sẽ ý thức được những công việc cần thực hiện, những kết quả cần đạt được khi thực hiện hoạt động giáo dục, từ đó sẽ hướng đến mục tiêu thực tốt công việc, tập trung hết sức để hoàn thành nhiệm vụ GDBVMT.

- Nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động GDBVMT giúp tăng cường tính chủ động của CBQL và giáo viên khi thực hiện hoạt động GDBVMT như chủ động học tập, bồi dưỡng, chủ động tìm ra giải pháp để tăng cường hiệu quả giáo dục. Tính chủ động của lực lượng giáo dục rất quan trọng bởi nó sẽ góp phần nâng cao tính sáng tạo, linh động trong việc xây dựng nội dung, tìm ra phương pháp cụ thể cho từng hoạt động GDBVMT.

- Nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động GDBVMT giúp CBQL và giáo viên tích cực hơn trong quá trình phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; tích cực tìm hiểu và sử dụng các phương pháp phối hợp hiệu quả nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác tốt nhất với các lực lượng khác để cùng hướng đến mục tiêu thực hiện tốt hoạt động GDBVMT.

- Nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động GDBVMT giúp CBQL và giáo viên hoàn thành tốt các khâu trong hoạt động giáo dục: từ khâu xây dựng kế hoạch giáo dục, xây dựng kế hoạch bài dạy đến khâu tổ chức hoạt động và cuối cùng là khâu KTĐG các hoạt động GDBVMT

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện biên pháp nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên THPT về vai trò của hoạt động GDBVMT thì trách nhiệm chính thuộc về hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường trong đó quan trọng nhất là vai trò của hiệu trưởng. Quá trình thực hiện được tiến hành như sau:

- Hiệu trưởng cần nắm vững tất cả văn bản hướng dẫn của cấp trên có liên quan đến hoạt động GDBVMT, cập nhật kịp thời các văn bản mới. Đây chính là cơ sở pháp lý để hiệu trưởng thực hiện các bước tiếp theo trong quản lý hoạt động GDBVMT. Việc nắm vững từng văn bản hướng dẫn giúp tăng cường tính chủ động của chủ thể quản lý giúp chủ thể quản lý có thể đưa ra các quyết định hợp lý và hiệu quả. Đồng

thời hiệu trưởng cần triển khai các văn bản này đến tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và các lực lượng khác tham gia hoạt động GDBVMT. Việc tiếp nhận và tìm hiểu các các văn bản này sẽ giúp đội ngũ nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GDBVMT; nhận thức vai trò, nhiệm vụ cụ thể của mình để thực hiện hiệu quả hoạt động GDBVMT.

- Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và tham mưu của CBQL cấp dưới, hiệu trưởng tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ về GDBVMT. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ vai trò của từng cá nhân, bộ phận thực hiện. Triển khai kế hoạch đến đội ngũ và chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện theo từng giai đoạn.

- Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình theo đúng tinh thần của các văn bản hướng dẫn từ cấp trên.Việc nắm bắt mục tiêu, nội dung chương trình sẽ giúp lực lượng tham gia hoạt động giáo dục nâng cao được nhận thức về tầm quan của hoạt động GDBVMT, từ đó định hướng được các vùng kiến thức cần tìm hiểu để xây dựng kế hoạch, xác định phương pháp và hình thức thực hiện cụ thể cho từng hoạt động GDBVMT. Ngoài ra việc nắm bắt nội dung và chương trình cụ thể sẽ thúc đẩy lực lượng giáo dục thực hiện quá trình tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực của bản thân.

- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn và ban hoạt động NGLL xây dựng kế hoạch giáo dục và kế hoạch hoạt động NGLL có tích hợp nội dung GDBVMT. Khi kế hoạch hoạt động GDBVMT thể hiện rõ nôi dung và địa chỉ tích hợp sẽ giúp đội ngũ ý thức được những nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện. Bên cạnh đó sẽ giúp giáo viên có thể căn cứ để thiết lập kế hoạch dạy học cụ thể với các đơn vị kiến thức cần tích hợp trong các tiết dạy, đồng thời giáo viên có thể chủ động tìm kiếm thông tin liên quan mang tính mới mẻ và tính thời sự nhằm tăng tính hứng thú của người học.

- Ngoài ra để nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL và giáo viên về vai trò của hoạt động GDBVMT, hiệu trưởng cần chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất có liên quan như: xây nguồn tư liệu, sách báo về vấn đề BVMT và GDBVMT mang tính đa dạng và hiện đại giúp đội ngũ giáo viên có cơ hội tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của bản thân; xây dựng hệ thống thiết bị, thông tin đảm bảo để đội ngũ giáo viên dễ dàng tiếp cận các nguồn kiến thức mới mẻ, hiện đại.

- Hiệu trưởng cần phối hợp với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn và Đoàn Thanh niên làm nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ về vai trò của hoạt động GDBVMT; phối hợp xây dựng nhà trường trở thành môi trường học tập, môi trường này sẽ giúp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục nâng cao được nhận thức của bản thân về vai trò của các hoạt động GDBVMT.

- Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc xây dựng, tổ chức các phong trào, hoạt động tập thể nhằm lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường, qua đó thể hiện tầm quan trọng của hoạt động GDBVMT trong nhà trường.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức của đội ngũ là một nhiệm vụ khó bởi nó đòi hỏi người đứng đầu đơn vị cần phải kiên quyết và kiên trì. Để thực hiện hiệu quả hiệu trưởng nhà trường cần có kế hoạch lâu dài và khoa học. Nhận thức của đội ngũ tham gia hoạt động GDBVMT phụ thuộc vào cách thức quản lý của hiệu trưởng, từ quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, quá trình thực hiện đến quản lý kiểm tra, đánh giá. Sự quản lý khoa học, hiệu quả của hiệu trưởng đối với hoạt động GDBVMT sẽ giúp đội ngũ nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này.

Nhận thức của đội ngũ còn phụ thuộc vào môi trường học tập của nhà trường. Nếu hiệu trưởng chú trọng việc xây dựng môi trường học tập của nhà trường sẽ giúp đẩy mạnh tinh thần tự học, tự rèn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng của từng cá nhân từ đó nâng cao nhận thức của đội ngũ với các hoạt động giáo dục kể cả hoạt động GDBVMT.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 76 - 78)