Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 84 - 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho

cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh. Chính vì vậy việc đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động này rất cần thiết để nâng cao hiệu quả GDBVMT.

- Hoạt động giáo dục NGLL trong trường THPT có vai trò giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp; vận dụng tri thức vào thực tế; biết cách tự điều chỉnh hành vi…Hình thức tổ chức hoạt động NGLL ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động. Việc đa dạng hóa cá hình thức tổ chức hoạt động GDBVMT thông qua các hoạt động NGLL sẽ giúp giáo viên có nhiều lựa chọn, nhiều cách kết hợp phù hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động.

- Hoạt động GDBVMT thông qua các hoạt động giáo dục NGLL tại trường THPT cụ thể được lồng ghép vào các hoạt động sau: trong tiết chào cờ đầu tuần, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần, tiết hoạt động tập thể lớp cuối tuần, hoạt động giáo dục theo chủ điểm hàng tháng. Chính vì vậy việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức sẽ tạo được hứng thú, động lực, nâng cao tinh thần tự giác tự nguyện của HS từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả của hoạt động GDBVMT.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hiện nay tại các Trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ đã thực hiện nhiều hình thức tổ chức hoạt động GDBVMT thông qua các hoạt động NGLL tuy nhiên chưa khai thác hết những ưu điểm của mỗi hình thức giáo dục và chưa chú trọng việc đổi mới, khai thác và vận dụng những hình thức giáo dục mang tính hiệu quả cao. Để thực hiện tốt biện pháp này hiệu trưởng cần thực hiện một số nội dung sau:

động NGLL của năm học cần thể hiện rõ các việc tích hợp lồng ghép nội dung BVMT. Trong quá trình xây dựng, các thành viên trong Ban cần tìm hiểu các hình thức tổ chức phù hợp, mang tính khả thi, ưu tiên các hình thức mang lại hứng thú cho học sinh đồng thời có hiệu quả giáo dục cao. Mỗi hoạt động cần được xây dựng kế hoạch, trong đó xác định hình thức tổ chức hoạt động, quy trình và cách thức thực hiện.

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo lực lượng GVCN thực hiện vai trò GDBVMT thông qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, chú trọng việc đa dạng hóa hình thức tổ chức, thu hút sự quan tâm của HS. Giáo dục ý thức BVMT qua hoạt động vệ sinh thường xuyên môi trường học tập, giữ vệ sinh cá nhân. Theo dõi và hướng dẫn HS tham gia các hoạt động mang tính tập thể do Nhà trường tổ chức. Sử dụng kết quả đánh giá việc rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường để đánh giá hạnh kiểm HS.

- Hoạt động GDBVMT hỏi phải có sự tham gia của nhiều lực lượng giáo dục trong nhà trường trong đó cần nói đến vai trò của tổ chuyên môn. Đặc biệt là các tổ chuyên môn Sinh học, Hóa học, Địa lý có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính đa dạng của hình thức hoạt động GDBVMT. Vì vậy, hiệu trưởng cần tăng cường chỉ đạo các tổ chuyên môn tham gia tổ chức các hoạt động BVMT, phù hợp với đặc thù của mỗi bộ môn. Một số hình thức có thể áp dụng đối với các tổ chuyên môn như tổ chức hoạt động ngoại khóa về GDBVMT, nghiên cứu thực tiễn, hướng dẫn HS tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật hướng đến các đề tài liên quan đến BVMT .

- Ban giám hiệu phối hợp với Đoàn Thanh niên xây dựng kế hoạch tổ chức lồng ghép hoạt động GDBVMT với các hình thức khác nhau như: tổ chức xây dựng và biểu diễn các tiểu phẩm có ý nghĩa GDBVMT trong các giờ sinh hoạt dưới cờ; phát thanh học đường với chủ đề BVMT; tổ chức hoạt động trồng cây xanh, hoa, cây cảnh nhằm tạo nên quan cảnh sư phạm hòa hợp với thiên nhiên; tổ chức các buổi ra quân dọn vệ sinh trường học, vệ sinh các khu vực trong cộng đồng nhằm lan tỏa ý thức BVMT cho những người xung quanh; tuyên truyền, hưởng ứng các sự kiện liên quan đến môi trường như “ngày vì môi trường”, “giờ trái đất”…; tổ chức các cuộc thi mang thông điệp BVMT như thi vẽ tranh về môi trường, tái chế rác thải nhựa hay thiết kế các trang phục từ rác thải nhựa…

Mỗi hình thức GDBVMT có ưu điểm và hạn chế nhất định. Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động GDBVMT thông qua các hoạt động NGLL góp phần tạo nên sự hứng thú cho học sinh, tính năng động và sáng tạo của đội ngũ. Việc đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động GDBVMT giúp các lực lượng tham gia linh hoạt hơn trong việc vận dụng các hình thức khác nhau cho mỗi hoạt động cụ thể mục đích chính là để nâng cao hiệu quả GDBVMT của nhà trường.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Các lực lượng tham gia GDBVMT cần nhận thức đúng vai trò của các hình thức tổ chức hoạt động GDBVMT thông qua các hoạt động NGLL. Mỗi hình thức tổ chức sẽ có những ưu nhược điểm riêng cho nên vai trò của từng hình thức sẽ được

phát huy tốt hơn nếu lực lượng tham gia biết cách phát huy các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm trong quá trình vận dụng.

- Hiệu trưởng cần nắm vững các văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động NGLL, phân bổ nguồn lực tài chính phù hợp đối với hoạt động này. Một trong những khó khăn trong việc đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động GDBVMT là vấn đề tài chính. Những hoạt động tập thể mang lại hiệu quả cao thường đòi hỏi có nguồn kinh phí tương ứng, vì vậy việc phân bổ nguồn lực tài chính phù hợp là rất cần thiết.

- Hiệu trưởng thực hiện tốt vai trò gắn kết các lực lượng tham gia GDBVMT, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng này. Mỗi hoạt động GDBVMT cần có sự tham gia của những lực lượng nhất định. Việc phối hợp của các lực lượng góp phần rất lớn vào việc tổ chức thành công hay không thành công của hoạt động giáo dục, chính vì vậy hiệu trưởng cần thực hiện tốt vai trò gắn kết các lực lượng.

- Tổ chức Đoàn Thanh niên năng động, biết học hỏi, đặc biệt có tinh thần đổi mới sáng tạo để có thể vận dụng tốt các hình thức tổ chức tổ chức GDBVMT.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)