8. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Quản lý phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT
Quản lý phương pháp GDBVMT là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của hiệu trưởng đến các nguồn lực tham gia GDBVMT một cách tối ưu nhằm xây dựng và sử dụng thích hợp, hiệu quả hệ thống các phương pháp trong hoạt động GDBVMT.
Việc sử dụng các phương pháp GDBVMT do người dạy quyết định, tuy nhiên để quản lý hoạt động GDBVMT hiệu quả thì phương pháp GDBVMTcũng cần được quản lý. Quản lý phương pháp GDBVMT là quản lý quá trình xây dựng hệ thống các phương pháp thích hợp cho hoạt động GDBVM, quản lý quá trình sử dụng phương pháp GDBVMT của đội ngũ. Ngoài ra việc lựa chọn phương pháp GDBVMT thích hợp phụ thuộc kiến thức, kỹ năng, năng lực của đội ngũ tham gia GDBVMT. Vì vậy để phát huy được tính hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp GDBVMT hiệu trưởng cần phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn để nâng cao năng lực vận dụng các phương pháp giáo dục cho đội ngũ nhằm truyền tải nội dung GDBVMT đạt được các mục tiêu đã định, đây cũng là một nội dung quan trọng trong quá trình quản lý phương pháp GDBVMTcủa nhà trường.
1.4.4. Quản lý các hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT
Quản lý các hình thức tổ chức GDBVMT là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của hiệu trưởng đến các nguồn lực tham gia GDBVMT một cách tối ưu nhằm sử dụng có hiệu quả các hình thức GDBVMT
Mỗi hình thức tổ chức GDBVMT có những đặc trưng riêng, để thực hiện được mục tiêu GDBVMT thì việc việc quản lý các hình thức tổ chức GDBVMT là rất cần thiết
1.4.4.1. Quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung
GDBVMT.
- Quản lý chương trình dạy học có tích hợp nội dung GDBVMT
+ Chương trình dạy học được Bộ GD&ĐT ban hành, việc xây dựng nội dung tích hợp GDBMT vào chương trình của từng môn học được thực hiện theo các văn bản chỉ đạo, có sự thống nhất của tổ chuyên môn, phê duyệt của hiệu trưởng và được thực hiện theo quy trình sau: Thông qua việc nghiên cứu toàn bộ chương trình môn học kết hợp với việc nghiên cứu mục tiêu và nội dung GDBVMT để xác định địa chỉ có thể tích hợp GDBVMT; thiết kế các hoạt động tích hợp nội dung GDBVMT phù hợp với nội dung bài học; tìm kiếm các thông tin thực tiễn về môi trường có liên quan đến nội dung bài học để chuyển tải nội dung, đạt được mục tiêu GDBVMT.
+ Để quản lý hiệu quả chương trình giáo dục có tích hợp nội dung GDBVMT trước tiên CBQL cần phải nắm vững chương trình dạy học có tích hợp nội dung GDBVMT; kiểm soát được kế hoạch giáo dục môn học của tổ chuyên môn, đảm bảo kế hoạch phải thể hiện rõ ràng cụ thể nội dung, địa chỉ tích hợp GDBVMT.
- Quản lý việc chuẩn bị các tiết học có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
+ Chất lượng tiết học có tích hợp nội dung GDBVMT phụ thuộc rất nhiều vào khâu chuẩn bị của giáo viên. Mỗi tiết học trên lớp muốn thành công trước tiên phải được giáo viên chuẩn bị chu đáo từ khâu xác định nội dung, mục tiêu, phương pháp, xây dựng các chuỗi hoạt động đến việc bố trí thời lượng cụ thể; tất cả những nội dung này phải được thể hiện trong kế hoạch bài dạy của giáo viên. Vì vậy để quản lý hiệu quả hoạt động GDBVMT của nhà trường cần chú trọng khâu quản lý việc chuẩn bị các tiết học có nội dung GDBVMT của giáo viên.
+ Quản lý việc chuẩn bị các tiết học có nội dung GDBVMT của giáo viên được thực hiện thông qua quản lý việc xây dựng nội dung, địa chỉ tích hợp nội dung GDBVMT của tổ chuyên môn; quản lý việc theo dõi, kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn đối với việc thiết kế kế hoạch bài dạy có tích hợp GDBVMT của giáo viên. Ngoài ra CBQL cần có những biện pháp hợp lý để hạn chế việc thiếu sót nội dung BVMT trong soạn giảng các bài học có yêu cầu tích hợp. Quản lý hợp lý khâu chuẩn bị tiết học có tích hợp nội dung GDBVMT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả GDBVMT của nhà trường.
- Quản lý giờ dạy trên lớp có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường của giáo viên
+ Quản lý kế hoạch giáo dục của giáo viên, yêu cầu kế hoạch phải thể hiện rõ địa chỉ tích hợp nội dung GDBVMT.
+ Xây dựng chuẩn giờ lên lớp làm cơ sở để đánh giá kết quả tiết dạy. Việc xây dựng chuẩn cần đảm bảo tính thống nhất với tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy mà Bộ hoặc Sở Giáo dục đào tạo qui định nhưng đồng thời đánh giá được kết quả tích hợp các nội dung GDBVMT. Chuẩn giờ lên lớp cũng là một quyết định quản lý của hiệu trưởng
+ Giao nhiệm vụ cho tổ chuyên môn kiểm tra và báo cáo về việc thực hiện giờ dạy tích hợp GDBVMT của giáo viên.
- Quản lý việc dự giờ và phân tích giờ dạy đối với các tiết có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
+ CBQL tham gia dự giờ các tiết học có tích hợp GDBVMT: hoạt động này giúp CBQL kiểm tra đánh giá được năng lực sư phạm của giáoviên, đánh giá được thực trạng GDBVMT của tổ chuyên môn, nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, tư vấn thúc đẩy giúp giáo viên nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng dạy học.
+ Quản lý hoạt động dự giờ thông qua các báo cáo của tổ trưởng chuyên môn về việc thực hiện kế hoạch dự giờ của tổ.
+ Quản lý hoạt động phân tích giờ dạy tích hợp GDBVMT thông qua biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
- Quản lý hồ sơ của tổ chuyên môn và của giáo viên
+ Theo thông tư 32/2020/TT-BGDĐT - Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2020 thì hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với tổ chuyên môn bao gồm: kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và biên bản ghi chép nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn [4]. Trong những loại hồ sơ theo văn bản quy định thì nội dung, địa chỉ tích hợp GDBVMT được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và quá trình đánh giá, phân tích tiết dạy có tích hợp nội dung GDBVMT được thể hiện trong biên bản ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ.
+ Cũng theo thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, hệ thống hồ sơ sổ sách của giáo viên bao gồm: kế hoạch giáo dục của giáo viên, kế hoạch bài dạy, sổ theo dõi và đánh giá HS, sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp) [4]. Trong những loại hồ sơ theo văn bản quy định thì nội dung, địa chỉ tích hợp GDBVMT được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của giáo viên. Nội dung, mục tiêu, phương pháp GDBVMT cụ thể thể hiện trong kế hoạch bài dạy của giáo viên.
Như vậy việc quản lý hồ sơ của tổ chuyên môn và của giáo viên là một nội dung cần thiết trong quản lý GDBVMT của nhà trường.
1.4.4.2. Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
Quản lý hoạt động GDBVMT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của hiệu trưởng đến các lực lượng giáo dục nhằm giúp các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện được mục tiêu GDBVMT. Quá trình quản lý hoạt động GDBVMT thông qua hoạt động NGLL bao gồm những nội dung:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động GDBVMT thông qua hoạt động NGLL: Để xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL trước hết cần phải nắm rõ nội dung chương trình các môn học trong nhà trường; mục tiêu, nội dung của hoạt động GDBVMT. Kế hoạch hoạt động GDBVMT thông qua hoạt động NGLL phải được xây dựng trong sự phối hợp với kế hoạch của các bộ phận khác trong nhà trường như kế hoạch dạy – học, kế hoạch hoạt động ngoại khóa của tổ chuyên môn.…
- Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDBVMTthông qua hoạt động NGLL: thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL do hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng làm trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức hoạt động, phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn Thanh niên và các lực lượng giáo dục khác khi tổ chức các hoạt động có tích hợp nội dung GDBVMT.
- Chỉ đạo thực hiện: Ban chỉ đạo hoạt động NGLL huy động mọi nguồn lực vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả kế
hoạch tích hợp GDBVMT vào hoạt động GNLL.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động GDBVMT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, kể cả hoạt động của lớp và hoạt động của toàn trường để lần sau tổ chức tốt hơn, thành công hơn.