Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 54 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh

“hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng nội dung, địa chỉ tích hợp cụ thể cho từng môn học và hoạt động NGLL” được đánh giá là đã thực hiện ở mức độ trung bình, đến 15% cho rằng khâu này được thực hiện ở mức độ yếu. Thực tế những văn bản hướng dẫn xây dựng nội dung, địa chỉ tích hợp GDBVMT được Bộ GD&ĐT ban hành từ năm 2009 (CV số: 3857/BGDĐT-GDTrH, ngày 11 tháng 05 năm 2009, V/v: Tích hợp nội dung GDBVMT các môn học cấp THCS và THPT). Việc xây dựng nội dung, địa chỉ tích hợp cụ thể cho từng môn học ít được quan tâm điều chỉnh, bổ sung; việc chỉ đạo thực hiện cụ thể vào đầu các năm học chưa được quan tâm nhiều.

Chính vì việc chỉ đạo việc xây dựng nội dung, địa chỉ tích hợp cụ thể cho từng môn học và hoạt động NGLL vào đầu năm học chưa được thực hiện tốt cho nên việc thể hiện nội dung và địa chỉ đó trong kế hoạch giáo dục môn học chưa được quan tâm thực hiện.

Cũng căn cứ bào kết quả khảo sát chúng tôi thấy rằng 2 nội dung “Tính chính xác, khoa học, hiện đại” và “tính đảm bảo khả năng đạt được mục tiêu GDBVMT của nội dung GDBVMT” được thực hiện tốt hơn 2 nội dung trên nhưng chỉ đạt ở mức độ khá. Trong thực tế những nội dung GDBVMT trong chương trình giảng dạy đã được xây dựng từ rất lâu, những kiến thức mới không được hướng dẫn cập nhật kịp thời và cụ thể nên khó có thể đạt tốt mục tiêu GDBVMT theo yêu cầu.

“Hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung GDBVMT của các tổ CM và các lực lượng tham gia của hiệu trưởng” được đánh giá thực hiện ở mức độ khá. Hoạt động “bồi dưỡng về nội dung GDBVMT cho giáo viên” và “triển khai văn bản, tài liệu hướng dẫn xây dựng nội dung GDBVMT” của hiệu trưởng được đánh giá ở mức độ trung bình. Điều này phản ánh đúng thực trạng về vấn đề GDBVMT hiện nay, bởi nhiều năm gần đây những văn bản mới hướng dẫn thiết kế nội dung GDBVMT hầu như không được quan tâm xây dựng. Những nội dung cụ thể chủ yếu giáo viên xây dựng trên cơ sở những văn bản hướng dẫn cũ của những năm học trước. Những kiến thức liên quan cần mở rộng phần lớn do quá trình giáo viên tự nghiên cứu văn bản, tìm hiểu, tự bồi dưỡng hoặc học hỏi từ đồng nghiệp.

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT sinh THPT

Bảng 2.13. Đánh giá thực trạng sử dụng các phương pháp GDBVMT TT Nội dung Mức độ thực hiện TBC Rất thường xuyên Khá thường

xuyên Đôi khi không bao giờ SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

1 Phương pháp vấn đáp 120 85.7 20 14.3 0 0.0 0 0.0 3.9 2

Phương pháp dạy phát hiện học giải quyết vấn đề 82 58.6 40 28.6 18 12.9 0 0.0 3.5 3 Phương pháp dạy học dự án 10 7.1 20 14.3 92 65.7 18 12.9 2.2 4 Phương pháp thí nghiệm 23 16.4 28 20.0 81 57.9 8 5.7 2.5 5 Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục 58 41.4 62 44.3 40 28.6 0 0.0 3.6 6 Phương pháp hoạt động thực tiễn 56 40.0 63 45.0 21 15.0 0 0.0 3.3 7 Phương pháp nêu gương 98 70.0 42 30.0 0 0.0 0 0.0 3.7 8 Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống BVMT 0 0.0 10 7.1 60 42.9 70 50.0 1.6 Qua kết quả khảo sát bảng trên ta thấy rằng việc sử dụng phương pháp GDBVMT cho học sinh THPT tại thành phố Tam Kỳ tương đối đa dạng, tuy nhiên tính thường xuyên thì chỉ tập trung ở một số phương pháp nhất định. Theo số liệu cho ta thấy phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất là phương pháp vấn đáp sau đó là phương pháp nêu gương, phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục và phương pháp hoạt động thực tiễn. Điều đó chứng tỏ hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT trên địa bàn Thành phố đã có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của HS. Trong quá trình tích hợp hoặc lồng ghép GDBVMT, tùy theo nội dung kiến thức giáo viên thường xuyên giúp HS khai thác kinh nghiệm thực tế của bản thân để hiểu rõ vấn đề và cách thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Việc sử dụng phương pháp hoạt động thực tiễn chủ yếu được áp dụng chủ yếu trong các hoạt động NGLL và các hoạt động của Đoàn thông qua các buổi lao động vệ sinh, hoạt động trồng cây xanh...

Tuy nhiên cũng theo số liệu chúng tôi thấy một số phương pháp dạy học hiệu quả đối với hoạt động GDBVMT như phương pháp dạy học dự án, phương pháp thí nghiệm và phương pháp tiếp cận kỹ năng sống BVMT lại ít được sử dung.

- Thực trạng quản lý phương pháp GDBVMT cho học sinh THPT

Bảng 2.14. Đánh giá thực trạng quản lý các phương pháp (PP) GDBVMT

TT Nội dung Mức độ thực hiện TBC Tốt Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 Chỉ đạo các lực lượng tham gia GDBVMT lựa chọn PP phù hợp với nội dung giáo dục

12 8.6 47 34 63 45 18 12.9 0 0.0 3.38 2 Chỉ đạo các lực lượng tham gia GDBVMT sử dụng đa dạng các PP giáo dục 18 12.9 32 23 69 49 21 15.0 0 0.0 3.34 3 PP GDBVMT được thực hiện theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS 28 20.0 67 48 28 20 17 12.1 0 0.0 3.76 4 PP GDBVMT được lựa chọn phù hợp với điều kiện của nhà trường (CSCV, thiết bị, môi trường GD, …) 58 41.4 62 44 18 13 2 1.4 0 0.0 4.26 5 Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng về PP GDBVMT cho giáo viên 12 8.6 50 36 56 40 22 15.7 0 0.0 3.37 6

Hiệu trưởng cung cấp tài liệu hướng dẫn các PP GDBVMT.

11 7.9 25 18 69 49 35 25.0 0 0.0 3.09

7 Giáo viên chủ động

tìm hiểu PP GDBVMT 68 48.6 52 37 19 14 1 0.7 0 0.0 4.34

Trong 07 nội dungđược khảo sát trên chúng tôi thấy được chỉ có 02 nội dung được đánh giá là đã được thực hiện ở mức độ tốt đó là: “phương pháp GDBVMT được lựa chọn phù hợp với điều kiện của nhà trường” và “Giáo viên chủ động tìm hiểu phương pháp GDBVMT”. Điều này đã thể hiện tính chủ động của giáo viên trong quá trình lựa chọn, tìm hiểu, điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp tình hình thực tế.

hóa hoạt động của HS” được đánh giá ở mức độ khá. Thực tế tại các trường THPT ở thành phố Tam Kỳ, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của HS rất được chú trọng, thầy cô giáo luôn đặc biệt quan tâm thực hiện đổi mới theo tinh thần chỉ đạo chung, tuy nhiên trong hoạt động GDBVMT việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực cần thực hiện tốt hơn.

Những nội dung còn lại được khảo sát liên quan đến sự chỉ đạo thực hiện, tổ chức bồi dưỡng về phương pháp GDBVMT cho giáo viên, cung cấp tài liệu hướng dẫn các phương pháp GDBVMT của hiệu trưởng… được đánh giá chỉ thực hiện ở mức độ trung bình.

2.4.4. Thực trạng quản lý các hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT

2.4.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

- Thực trạng hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT

Theo công văn hướng dẫn số: 3857/BGDĐT-GDTrH, ngày 11 tháng 05 năm 2009 của Bộ GD&ĐT V/v: Tích hợp nội dung GDBVMT các môn học cấp THCS và THPT, trong mục 3 có yêu cầu đối với cấp THPT những môn học thực hiện tích hợp GDBVMT bao gồm: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 450 học sinh THPT tại thành phố Tam Kỳ để tình tình dạy học tích hợp ở các môn học. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.15. Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT TT Môn học Không SL TL% SL TL% 1 Toán 28 6.2 422 93.8 2 Vật lý 177 39.3 273 60.7 3 Hóa học 320 71.1 130 28.9 4 Sinh học 415 92.2 35 7.8 5 Ngữ Văn 272 60.4 178 39.6 6 Lịch sử 71 15.8 379 84.2 7 Địa lý 391 86.9 59 13.1 8 Tiếng Anh 127 28.2 323 71.8 9 Công nghệ 259 57.6 191 42.4 10 GDCD 321 71.3 129 28.7 11 Tin học 0 0.0 450 100.0 12 Thể chất 149 33.1 301 66.9 13 Quốc phòng 209 46.4 241 53.6

Theo kết quả trên chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các các môn học đã thể hiện sự tích hợp GDBVMT (trừ môn Tin học) ở các mức độ khác nhau. Trong đó các môn học thể hiện rõ mức độ tích hợp cao như: Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân. Môn Công nghệ có thể hiện tích hợp nhưng chưa rõ nét, riêng đối với môn Vật lý đã chưa thực hiện tốt nội dung tích hợp hoặc sự tích hợp còn thể hiện mờ nhạt.

- Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT

+ Thực trạng quản lý chương trình dạy học có tích hợp nội dung GDBVMT:

Bảng 2.16. Đánh giá Thực trạng quản lý chương trình dạy học có tích hợp nội dung GDBVMT TT Nội dung Mức độ thực hiện TBC Tốt Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1

Hiệu trưởng xây dựng văn bản hướng dẫn tích hợp nội dung GDBVMT vào chương trình môn học. 15 10.7 42 30.0 48 34.3 31 22.1 4 2.9 3.24 2 Nội dung tích hợp GDBMT vào chương trình của từng môn học có sự thống nhất của tổ CM và phê duyệt của BGH 21 15.0 43 30.7 43 30.7 30 21.4 3 2.1 3.35 3 Tổ CM tự xây dựng nội dung và địa chỉ tích hợp GDBVMT

34 24.3 57 40.7 24 17.1 21 15.0 4 2.9 3.69

Từ kết quả khảo sát ở bảng trên chúng tôi có thể nhận định được rằng việc quản lý chương trình dạy học có tích hợp nội dung GDBVMT chưa được thực hiện tốt. Cụ thể việc xây dựng văn bản hướng dẫn tích hợp nội dung GDBVMT và việc phê duyệt, thống nhất các nội dung GDBMT cần tích hợp vào chương trình môn học được đánh giá là đã thực hiện ở mức độ trung bình. Việc tổ chuyên môn tự xây dựng nội dung và địa chỉ tích hợp GDBVMT đã được đánh giá ở mức độ khá.

Bảng 2.17. Đánh giá thực trạng quản lý việc chuẩn bị các tiết học có tích hợp nội dung GDBVMT tt Nội dung Mức độ thực hiện TBC Tốt Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1

Hiệu trưởng kiểm tra việc xây dựng kế hoạch giáo dục có tích hợp GDBVMT

5 3.6 32 22.9 79 56.4 21 15.0 3 2.1 3.11

2

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng kiểm tra việc xây dựng kế hoạch các bài dạy có tích hợp GDBVMT

13 9.3 65 46.4 45 32.1 11 7.9 6 4.3 3.49

3

Tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra việc xây dựng kế hoạch các bài dạy có tích hợp GDBVMT cho hiệu trưởng.

15 10.7 63 45.0 51 36.4 6 4.3 5 3.6 3.55

Phân tích kết quả khảo sát trên chúng tôi thấy hoạt động kiểm tra việc xây dựng kế hoạch giáo dục có tích hợp GDBVMTcủa các tổ chuyên môn tuy rất quan trọng nhưng chỉ được đánh giá là đã thực hiện ở mức độ trung bình. Hiệu trưởng quản lý việc chuẩn bị các tiết học có tích hợp nội dung GDBVMT chủ yếu gián tiếp qua tổ trưởng chuyên môn: thông qua chỉ đạo tổ trưởng kiểm tra việc xây dựng kế hoạch bài dạy và thực hiện việc báo cáo kết quả kiểm tra về hiệu trưởng. Như vậy hoạt động quản lý của hiệu trưởng đối với việc chuẩn bị các tiết học có tích hợp nội dung GDBVMT chưa thật sự sâu sát.

+ Thực trạng quản lý giờ dạy trên lớp có tích hợp nội dung GDBVMT:

Phân tích kết quả khảo sát ở bảng chúng tôi thấy được rằng việc hiệu trưởng ban hành chuẩn giờ lên lớp làm cơ sở để đánh giá kết quả tiết dạy đã được thực hiện ở mức độ khá. Việc hiệu trưởng tham gia dự giờ tiết học có lồng ghép nội dung GDBVMT được đánh giá đã thực hiện ở mức độ yếu. Hoạt động quản lý giờ dạy trên lớp có tích hợp nội dung GDBVMT của hiệu trưởng chủ yếu thông qua các tổ trưởng chuyên môn: chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ, thao giảng; giao cho tổ chuyên môn dự giờ tiết học có lồng ghép nội dung GDBVMT của tổ viên; quản lý hoạt động dự giờ thông qua các báo cáo của tổ trưởng.

Bảng 2.18. Đánh giá thực trạng quản lý giờ dạy trên lớp có tích hợp nội dung GDBVMT tt Nội dung Mức độ thực hiện TBC Tốt Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1

Hiệu trưởng ban hành chuẩn giờ lên lớp làm cơ sở để đánh giá kết quả tiết dạy.

32 22.9 79 56.4 22 15.7 7 5.0 0 0.0 3.97

2

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn (CM) xây dựng kế hoạch dự giờ, thao giảng

39 27.9 82 58.6 19 13.6 0 0.0 0 0.0 4.14

3

Hiệu trưởng dự giờ dự giờ tiết học có lồng ghép nội dung GDBVMT

4 2.9 12 8.6 46 32.9 72 51.4 6 4.3 2.54

4

Giao cho tổ CM dự giờ tiết học có lồng ghép nội dung GDBVMT của tổ viên

36 25.7 54 38.6 47 33.6 3 2.1 0 0.0 3.88

5

Hiệu trưởng quản lý hoạt động dự giờ thông qua các báo cáo của tổ trưởng CM

43 30.7 76 54.3 21 15.0 0 0.0 0 0.0 4.16

+ Thực trạng quản lý hồ sơ của tổ chuyên môn và của giáo viên:

Qua kết quả khảo sát cho thấy việc quản lý hồ sơ tổ chuyên môn và hồ sơ giáo viên của hiệu trưởng chưa được thực hiện tốt. Các hoạt động quản lý của hiệu trưởng như: Trực tiếp kiểm tra kế hoạch giáo dục, biên bản sinh hoạt của tổ chuyên môn; Chỉ đạo việc kiểm tra sự thể hiện nội dung, địa chỉ tích hợp GDBVMT trong kế hoạch giáo dục của cá nhân; Chỉ đạo kiểm tra sự thể hiện nội dung tích hợp GDBVMT trong kế hoạch bài dạy (giáo án) được đánh giá đã thực hiện ở mức độ trung bình. Cũng qua kết quả bảng khảo sát trên cho thấy hồ sơ của tổ chuyên môn và của giáo viên chủ yếu được giao cho phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn kiểm tra bởi hai nội dung này đ

ều được đánh giá là đã thực hiện ở mức độ tốt.

Bảng 2.19. Đánh giá thực trạng quản lý hồ sơ của tổ chuyên môn và của GV

tt Nội dung Mức độ thực hiện TBC Tốt Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1

Hiệu trưởng kiểm tra sự thể hiện nội dung, địa chỉ tích hợp GDBVMT trong kế hoạch giáo dục của tổ CM

9 6.4 18 12.9 43 30.7 63 45.0 7 5.0 2.71

2

Hiệu trưởng kiểm tra biên bản ghi chép nội dung sinh hoạt của tổ CM

19 13.6 56 40.0 62 44.3 3 2.1 0 0.0 3.65

3

Hiệu trưởng chỉ đạo việc kiểm tra sự thể hiện nội dung, địa chỉ tích hợp GDBVMT trong kế hoạch giáo dục của cá nhân

13 9.3 39 27.9 56 40.0 30 21.4 2 1.4 3.22

4

Hiệu trưởng chỉ đạo việc kiểm tra sự thể hiện nội dung tích hợp GDBVMT trong kế hoạch bài dạy (giáo án)

15 10.7 42 30.0 55 39.3 28 20.0 0 0.0 3.31

5

Việc kiểm tra hồ sơ của tổ được giao cho hiệu phó thực hiện

62 44.3 56 40.0 20 14.3 0 0.0 0 0.0 4.24

6

Việc kiểm tra hồ sơ của GV được giao cho tổ trưởng CM thực hiện

72 51.4 50 35.7 18 12.9 0 0.0 0 0.0 4.39

2.4.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động GDBVMT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Thực trạng hoạt động GDBVMT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

GDBVMT thông qua hoạt động NGLL là hình thức dạy học hiệu quả giúp HS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)