Đổi mới quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 80 - 84)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Đổi mới quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nộ

dung giáo dục bảo vệ môi trường

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

- Hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT là một hình thức hoạt động GDBVMT quan trọng trong nhà trường THPT. Hoạt động này được thực hiện theo hướng dẫn của công văn Số: 3857/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Bộ GD&ĐT. Đây là hoạt động hướng đến hình thành cho HS kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường. Chính vì vai trò quan trọng đó mà việc đổi mới cách thức quản lý hoạt động này là vấn đề cần thiết cần thực hiện.

- Xu hướng chung hiện nay là tiến hành đổi mới mạnh mẽ các hoạt động giáo dục trong đó có cả hoạt động GDBVMT. Qua tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMTcho học sinh THPT tại thành phố Tam Kỳ hiện nay cho thấy hoạt động này được đánh giá chưa thực hiện hiệu quả. Vì vậy việc đổi mới quản lý có ý nghĩa rất quan trọng nhằm khắc phục được những hạn chế của trong quản lý hoạt động GDBVMT hiện nay hướng đến nâng cao hiệu quả hoạt động GDBVMT.

- Đổi mới quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT chính là đổi mới một chuỗi các hoạt động quản lý nhằm cải thiện tất cả các khâu cần thiết như: xây dựng chương trình, kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo quá trình thực hiện; kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm. Việc đổi mới cải thiện từng khâu trong hoạt động quản lý sẽ giúp đội ngũ giáo viên có định hướng rõ ràng, được hướng dẫn cụ thể và thống nhất, được kiểm soát và điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT là một hoạt động lớn và phức tạp, có sự tham gia của nhiều cá nhân và nhiều tổ chuyên môn. Qua khảo sát thực trạng ở các trường THPT tại thành phố Tam Kỳ thì quá trình quản lý hoạt động GDBVMT được đánh giá là chưa hoạt động hiệu quả vì cần phải tăng cường đổi mới quản lý hoạt động này.

Để thực hiện đổi mới Quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMTcần có những điều kiện và thực hiện các nội dung sau:

- Quản lý mục tiêu GDBVMT

+ Hiệu trưởng xây dựng mục tiêu của hoạt động GDBVMT, việc xây dựng mục tiêu cần căn cứ vào những văn bản hướng dẫn cụ thể; mục tiêu phải rõ ràng, dễ hiểu, có tính khả thi và có thời hạn.

+ Chú trọng việc truyền tải mục tiêu đến đội ngũ CBQL, giáo viên; quá trình truyền tải mục tiêu có thể thông qua các văn bản cụ thể và đồng thời thể hiện trong các cuộc họp thường xuyên để đảm bảo đội ngũ nắm bắt được các mục tiêu GDBVMT.

+ Kiểm soát quá trình thực hiện mục tiêu: kiểm soát thông qua hoạt động theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện các kế hoạch giáo dục có lồng ghép nội dung GDBVMT.

+ Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu qua từng giai đoạn: kết quả thực hiện mục tiêu thể hiện qua kết quả các bài kiểm tra có lồng ghép nội dung BVMT, thể hiện qua ý thức, kỹ năng, thái độ và hành vi BVMT của học sinh.

- Đổi mới quản lý chương trình dạy học:

+ Hiệu trưởng căn cứ văn bản hướng dẫn của cấp trên, tài liệu của Bộ GD&ĐT để chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu chương trình, xác định nội dung và địa chỉ tích hợp cụ thể cho từng môn học.

+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục môn học có thể hiện rõ nội dung và địa chỉ tích hợp GDBVMT theo đúng tinh thần của văn bản chỉ đạo. Kế hoạch chuyên môn phải thông qua sự thống nhất của tổ chuyên môn, được hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra hoặc giao cho phó hiệu trưởng kiểm tra và báo cáo về hiệu trưởng. Việc kiểm soát nội dung và địa chỉ tích hợp trong từng môn học giúp hiệu trưởng theo dõi và đánh giá việc xây dựng kế hoạch hoạt động tích hợp GDBVMT vào các môn

học cụ thể.

+ Đánh giá và kiểm soát sự tương hợp giữa nội dung chương trình và mục tiêu hoạt động GDBVMT. Đảm bảo nội dung phải hướng đến thực hiện các mục tiêu cụ thể của hoạt động giáo dục này. Sự tương hợp giữa chương trình và mục tiêu là rất quan trọng, tính tương hợp cao sẽ giúp đội ngũ đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

+ Chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn thực hiện tốt khâu kiểm tra việc thể hiện nội dung và địa chỉ tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT trong kế hoạch giáo dục cá nhân của giáo viên. Nội dung, địa chỉ lồng ghép thể hiện trong kế hoạch giáo dục cá nhân cần thực hiện theo sự thống nhất chung thể hiện trong kế hoạch giáo dục môn học của tổ chuyên môn. Nếu thực hiện tốt khâu này sẽ đảm bảo đội ngũ đã nắm được nội dung GDBVMT cần lồng ghép vào bài học làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bài dạy có lồng ghép nội dung GDBVMT.

- Quản lý việc chuẩn bị các tiết học có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường Chất lượng tiết học có tích hợp nội dung GDBVMT phụ thuộc rất nhiều vào khâu chuẩn bị của giáo viên. Mỗi tiết học trên lớp muốn thành công trước tiên phải được giáo viên chuẩn bị chu đáo từ khâu chuẩn bị nội dung, xác định mục tiêu, xác định phương pháp, xây dựng các chuỗi hoạt động đến việc bố trí thời lượng cụ thể; tất cả những nội dung này phải được thể hiện trong kế hoạch bài dạy của giáo viên. Vì vậy để quản lý tốt khâu này hiệu trưởng cần thực hiện các nội dung:

+ Chỉ đạo việc theo dõi, kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn đối với việc thiết kế kế hoạch bài dạy có tích hợp GDBVMT của giáo viên. Các tổ trưởng cần đảm bảo rằng các nội dung cần tích hợp đã được đưa vào kế hoạch bài dạy của giáo viên, làm cơ sở cho việc tổ chức hiệu quả các hoạt động GDBVMT trong các tiết học cụ thể. Quá trình kiểm tra có thể thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra hồ sơ chuyên môn thường xuyên và định kỳ theo kế hoạch của nhà trường.

+ Những nội dung được hiệu trưởng chỉ đạo, tổ trưởng chuyên môn cần thực hiện tốt việc báo cáo theo quy định, thông qua đó hiệu trưởng có thể đánh giá khâu chuẩn bị các tiết dạy của giáo viên và có biện pháp tác động phù hợp.

+ Có các biện pháp hợp lý để hạn chế việc thiếu sót nội dung BVMT trong soạn giảng các bài học có yêu cầu tích hợp, lồng ghép.

- Quản lý giờ dạy trên lớp có tích hợp nội dung GDBVMT của giáo viên: Hoạt động giảng dạy trên lớp là hoạt động trọng tâm của nhà trường THPT vì vậy việc quản lý giờ dạy được xem là một trong các nội dung chính trong hoạt động quản lý của hiệu trưởng. Để đổi mới thực trạng quản lý giờ dạy trên lớp có tích hợp nội dung GDBVMT, hiệu trưởng cần thực hiện tốt các khâu sau:

+ Hiệu trưởng cần xây dựng chuẩn giờ dạy và triển khai đến từng giáo viên. Trên cơ sở chuẩn giờ dạy giúp CBQL, giáo viên có thể đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giảng dạy của bản thân và của đồng nghiệp. Chuẩn giờ dạy cần thể hiện tiêu chí đánh

giá việc tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục trong đó có nội dung GDBVMT. + Hiệu trưởng chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng kế hoạch dự giờ, thao giảng của tổ chuyên môn. Kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch của từng từng tổ chuyên môn.

+ Hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch dự giờ thao giảng và kế hoạch giáo dục của tổ để trực tiếp tham gia dự giờ một số tiết học để đánh giá thực tế quá trình tổ chức tiết dạy của giáo viên đồng thời đánh giá hiệu quả tích hợp GDBVMT (ở một số tiết dạy có thể hiện trong kế hoạch giáo dục). Bên cạnh việc tham gia dự giờ một số tiết dạy hiệu trưởng có thể đánh giá tình hình tích hợp, lồng ghép GDBVMT thông qua báo cáo của phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện tốt hoạt động phân tích, rút kinh nghiệm bài học trong các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn đối với các tiết dạy có tích hợp, lồng ghép GDBVMT.

- Thực hiện tốt hoạt động quản lý hồ sơ của tổ chuyên môn và giáo viên

Hồ sơ của tổ CM và của giáo viên là những minh chứng quan trọng thể hiện quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục, chính vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý hiệu trưởng cần thực hiện tốt khâu quản lý hồ sơ của tổ chuyên môn và giáo viên. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động này hiệu trưởng cần thực hiện tốt các nội dung sau:

+ Quy định các loại hồ sơ theo hướng dẫn của văn bản cấp trên và theo tình hình hoạt động cụ thể của nhà trường.

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra hồ sơ của tổ chuyên môn và giáo viên. Kế hoạch kiểm tra phải rõ ràng, hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả thực tế của việc kiểm tra.

+ Quy định sự thể hiện hoạt động tích hợp GDBVMT trong những hồ sơ cụ thể như kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch giáo dục cá nhân của giáo viên và kế hoạch dạy học (ở những bài dạy cụ thể).

+ Hiệu trưởng kiểm tra sự thể hiện nội dung, địa chỉ tích hợp GDBVMT trong kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.

+ Hiệu trưởng kiểm tra biên bản ghi chép nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn, thông qua đó hiệu trưởng có thể nắm bắt được tình hình thực hiện các nội dung lồng ghép tích hợp, lồng ghép trong đó có hoạt động GDBVMT.

+ Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện tốt việc kiểm tra sự thể hiện nội dung, địa chỉ tích hợp GDBVMT trong kế hoạch giáo dục của cá nhân và kế hoạch bài dạy của từng giáo viên.

+ Tổ trưởng chuyên môn thực hiện tốt báo cáo về tình hình quản lý hồ sơ chuyên môn của tổ.

Như vậy để thực hiện tốt hoạt động quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT, hiệu trưởng cần phải thực hiện hiệu quả và khoa học các khâu trong quá trình quản lý. Mỗi khâu đều có những vai trò nhất định, nếu không được quan tâm dù ở bất cứ khâu nào cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của cả quá trình quản lý. Trong các nội dung quản lý hoạt động GDBVMT thì quản lý

hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMTđược xem là nội dung trọng tâm và phức tạp chính vì vậy đòi hỏi có sự quan tâm chặt chẽ của hiệu trưởng.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần nắm vững văn bản hướng dẫn tích hợp các nội dung GDBVMT ở các môn học cấp THPT. Thông qua các văn bản hiệu trưởng cần nắm vững các nội dung sau: quy định các môn học thực hiện tích hợp GDBVMT; nguyên tắc tích hợp GDBVMT; phương pháp dạy của các bài tích hợp; nội dung, địa chỉ tích hợp GDBVMT nêu trong tài liệu của Bộ GD&ĐT; hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động GDBVMT.Trên cơ sở đó giúp hiệu trưởng có thể chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 80 - 84)