Quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 37 - 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.7. Quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ

dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT

Quản lý CSVC, PTKT học phục vụ hoạt động GDBVMT là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của hiệu trưởng đến các các nguồn lực tham gia GDBVMT nhằm sử dụng có hiệu quả CSVC, PTKT dạy học phục vụ hoạt động GDBVMT.

Hoạt động quản lý CSVC, PTKT dạy học phục vụ hoạt động GDBVMT bao gồm các nội dung:

- Xây dựng kế hoạch mua sắm, thiết kế, sử dụng và bảo quản CSVC, PTKT phục vụ hoạt động GDBVMT.

- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch mua sắm, thiết kế, sử dụng và bảo quản CSVC, PTKT phục vụ hoạt động GDBVMT.

- Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng CSVC, PTKT phục vụ hoạt động GDBVMT

1.4.6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo môi trường cho học sinh THPT học sinh THPT

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDBVMT là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của hiệu trưởng đến các các nguồn lực tham gia GDBVMT nhằm thực hiện việc kiểm tra, đánh giá một cách phù hợp và hiệu quả các hoạt động GDBVMT.

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDBVMT thông qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh, giá của tổ chuyên môn, ban chỉ đạo hoạt động NGLL …Ban giám hiệu cần hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDBVMT đồng thời kiểm tra, giám sát đối với việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDBVMT.

1.4.7. Quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT vệ môi trường cho học sinh THPT

Quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động GDBVMT là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của hiệu trưởng đến các các lực lượng tham gia GDBVMT nhằm đạt được sự phối hợp một cách tối ưu nhất. Quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động GDBVMT bao gồm các nội dung sau: xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động GDBVMT; thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt GDBVMT; xây dựng cơ chế phối hợp để duy trì mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động GDBVMT.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã tổng quan các tài liệu, các công trình khoa học trong và ngoài nước về vấn đề quản lý hoạt động GDBVMT, luận văn đã phân tích, làm sáng tỏ và khẳng định một số khái niệm, bổ sung hoặc làm sâu sắc thêm những lý luận về quản lý hoạt động GDBVMT ở các trường THPT, trong đó nhấn mạnh: Quản lý GDBVMT là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm điều khiển các thành tố trong hệ thống phối hợp hoạt động theo đúng chức năng, đúng kế hoạch, đảm bảo cho quá trình GDBVMT đạt được mục đích, mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất. Theo cách tiếp cận chức năng, quản lý hoạt động GDBVMT là quá trình thực hiện các chức năng: lập kế hoạch GDBVMT; tổ chức thực hiện kế hoạch GDBVMT; chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDBVMT; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDBVMT.

Vấn đề môi trường luôn là vấn đề toàn cầu, hoạt động bảo vệ môi trường luôn là hoạt động có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của đất nước. Để thế hệ tương lai kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành động cụ thể để bảo vệ môi trường sống của chính mình thì cần có sự vào cuộc của nhiều tổ chức chính trị và vai trò xung kích thuộc về ngành giáo dục. Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý và quản lý hoạt động GDBVMT, luận văn xây dựng khung lý luận về quản lý hoạt động GDBVMT ở các trường THPT một cách logic với tập hợp 07 vấn đề: quản lý mục tiêu; quản lý nội dung; quản lý hình thức; quản lý phương pháp GDBVMT; quản lý CSVC-PTKT; quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả của GDBVMT; quản lý sự phối hợp của các lực lượng giáo dục để hoàn thành các mục tiêu GDBVMT. Đây là những nội dung cơ bản tập trung vào quản lý tổng thể các yếu tố làm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quá trình quản lý hoạt động GDBVMT ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp của đề tài.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)