8. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Việc khảo sát đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu thu thập thông tin, số liệu sơ cấp để giải quyết các vấn đề luận văn đặt ra, gồm:
Thứ nhất, đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ và quản lý hoạt động vui chơi của trẻ ở các trƣờng mẫu giáo;
Thứ hai, đánh giá thực trạng tổ chức HĐVC của trẻ và thực trạng quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
Thứ ba, đánh giá ƣu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân ảnh hƣởng đến thực trạng quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát về thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
Khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả QL hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
2.1.3. Đối tượng khách thể khảo sát
Để khảo sát thực trạng quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành nghiên cứu, khảo sát 16 CBQL, 99 GV và các sản phẩm, báo cáo thứ cấp ở 7 trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định gồm: MG Canh Vinh, MG Canh Hiển, MG Canh Hiệp, MN Thị trấn Vân Canh, MG Canh Thuận, MG Canh Hòa, MG Canh Liên.
Luận văn tiến hành khảo sát các đối tƣợng: Cán bộ quản lý trƣờng (Hiệu trƣởng và Phó hiệu trƣởng); giáo viên phụ trách lớp, trong đó, số mẫu khảo sát cho từng đối tƣợng nhƣ sau: Cán bộ quản lý: 16 và Giáo viên phụ trách lớp: 99
TT Trƣờng Đối tƣợng khảo sát
CBQL GV
1 Trƣờng mẫu giáo Canh Vinh 3 28
2 Trƣờng Mẫu giáo Canh Hiển 2 5
3 Trƣờng Mẫu giáo Canh Hiệp 2 15
4 Trƣờng MN Thị trấn Vân Canh 3 31
5 Trƣờng Mẫu giáo Canh Thuận 2 10
6 Trƣờng Mẫu giáo Canh Hòa 2 7
7 Trƣờng Mẫu giáo Canh Liên 2 9
Tổng cộng 16 99
115
2.1.4. Xây dựng công cụ khảo sát
Bộ phiếu khảo sát dành cho CBQL và GV đƣợc thiết kế với 18 câu hỏi, trong đó 12 câu hỏi đóng và 01 câu hỏi mở. Bộ phiếu chia ra thành hai phần chính: Phần lý khảo sát về thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non. Phần 2 khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non: Mỗi câu hỏi chúng tôi thiết kế với mục nhƣ sau: Câu 1 có 08 mục; Câu 2 có 06 mục; Câu 3 có 08 mục; Câu 4 có 06 mục; Câu 5 có 04 mục; Câu 6 có 05 mục; Câu 7 có 04 mục; Câu 8 có 04 mục; Câu 9 có 14 mục; Câu 10 có 07 mục; Câu 11 có 03 mục; Câu 12 có 04 mục; Câu 13 có 04 mục; Câu 14 có 04 mục Câu 15 có 06 mục; Câu 17 có 06 mục (Phụ lục 1).
Bộ phiếu khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đƣợc thiết kế theo 4 mức độ của thang đo Likert.
2.1.5. Phương pháp khảo sát
Để tiến hành khảo sát tôi đã xây dựng phiếu điều tra thực trạng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên các trƣờng mầm non). Câu hỏi đƣợc thiết kế ở dạng câu hỏi đóng và dạng câu hỏi mở. Tơi sử dụng thang đo Likert 4 mức độ. (Phụ lục 1) và (Phụ lục 2).
số điểm từ 1 đến 4 cụ thể nhƣ sau:
+ Không quan trọng/ Không đồng ý/ Không thƣờng xuyên/ Không hứng thú/ Không đảm bảo/ Không hợp lý/ Không ảnh hƣởng/ Yếu: Mức 1.
+ Tƣơng đối không quan trọng/ Tƣơng đối không đồng ý / Tƣơng đối không thƣờng xuyên/ Tƣơng đối không hứng thú/ Tƣơng đối không đảm bảo/ Tƣơng đối không hợp lý/ Tƣơng đối không ảnh hƣởng/ Trung bình: Mức 2.
+ Quan trọng/ Đồng ý/ Thƣờng xuyên/ Hứng thú/ Đảm bảo/ Hợp lý/ Ảnh hƣởng/ Khá: Mức 3.
+ Rất quan trọng/ Rất đồng ý/ Rất thƣờng xuyên/ Rất hứng thú/ Rất đảm bảo/ Rất hợp lý/ Rất ảnh hƣởng/ Tốt: Mức 4.
2.1.6. Xử lý kết quả khảo sát
Trên cơ sở ý kiến đánh giá của đối tƣợng khảo sát, tôi xử lý kết quả khảo sát bằng phƣơng pháp thống kê toán học, phần mềm SPSS 20. Các số liệu thu thập đƣợc giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ