Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Nguyên tắc quản lý giáo dục là những luận điểm cơ bản, những tiêu chuẩn, quy tắc, nền tảng đòi hỏi chủ thể quản lý phải tuân theo khi tiến hành hoạt động quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Việc xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý không thể tùy tiện, tự phát hay dựa vào những kinh nghiệm sẵn có mà phải xây dựng dựa trên những luận điểm cơ bản về QLGD, các biện pháp đề xuất phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Có nhiều hoạt động trong nhà trƣờng, những hoạt động có mục tiêu riêng. Nhƣng suy cho cùng, tất cả các hoạt động trong nhà trƣờng đều hƣớng đến mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi, tính thực tế.

Khi tiến hành đề xuất các biện pháp đề ra phải có khả năng áp dụng phổ biến, triển khai có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Mục tiêu chính là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ lớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo.

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Trong tình hình hiện nay, việc phát triển hệ thống giáo dục mầm non phải phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, phải phù hợp với khả năng phát triển kinh tế xã hội của thị xã. Do đó, việc xây dựng kế hoạch, hình thức, nội dung hoạt động vui chơi của trẻ tại trƣờng mẫu giáo cũng phải tính đến sự đa dạng, hấp dẫn, phong phú thiết thực gắn liền với cuộc sống của trẻ và GDMN của địa phƣơng. Đối với nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, thì ngƣời CBQL khơng đƣợc áp đặt ý kiến

chủ quan, mà xuất phát từ tổng kết thực tiễn và tính khách quan của đời sống xã hội. Các biện pháp quản lý đƣợc đƣa ra phải xuất phát từ thực tiễn tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Trên cơ sở phân tích những ƣu điểm, nhƣợc điểm của tổ công tác tổ chức HĐVC trong các trƣờng mầm non tại địa bản huyện để đƣa ra những biện pháp quản lý nhằm phát huy những ƣu điểm, khắc phục những nhƣợc điểm.

Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về biện pháp quản lý HĐVC của trẻ HT các trƣờng mẫu giáo, thông qua nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiệu quả thực trạng các biện pháp quản lý HĐVC của trẻ mà các trƣờng đang thực hiện để tìm ra những ƣu điểm để kế thừa, phát huy hoặc tìm ra những hạn chế để từ đó khắc phục, rút kinh nghiệm.

Các biện pháp đƣợc đề xuất trên cơ sở xem xét, kế thừa, hệ thống lại trong phần lý luận - thực tiễn của đề tài và các biện pháp đã đƣợc các trƣờng mẫu giáo áp dụng trong thời gian qua và đạt hiệu quả. Biện pháp đã thực hiện tốt, đem lại hiệu quả cao thì tiếp tục duy trì và phát triển; biện pháp chƣa hồn thiện chƣa đầy đủ cần tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra những giải pháp điều chỉnh cho phù hợp; đối với biện pháp khó thực hiện hoặc khơng đem lại hiệu quả thì cần xem xét cải tiến hoặc loại bỏ và đề xuất biện pháp mới có tính khả thi cao để thay thế.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Thực tiễn hoạt động giáo dục cho thấy, hiệu quả là thƣớc đo quan trọng nhất về hợp lý, khoa học trong hoạt động quản lý giáo dục. Tính hiệu quả là đảm bảo về phân công, phối kết hợp giữa cán bộ quản lý và giáo viên trong quản lý hoạt động chơi của trẻ. Nguyên tắc tính hiệu quả là trong điều kiện vật chất, năng lực giáo viên đặc thù của trẻ mà ngƣời cán bộ quản lý phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp nhằm hƣớng tới hiệu quả cao nhất. Đối với các trƣờng mẫu giáo, chúng tôi rất chú ý đến nguyên tắc này, bởi ngoài những điều kiện vật chất thiếu thốn cũng là nét riêng của trƣờng mẫu giáo, vì vậy, vai trị của ngƣời quản lý trong hoạt động vui chơi là rất quan trọng. Ngƣời quản lý trên địa bàn không chỉ nắm vững các nguyên tắc, mục tiêu, biện pháp trong quản lý hoạt động giáo dục mà bên cạnh đó, phải có sự linh hoạt, sáng tạo, có cái nhìn tồn diện thì mới đảm bảo đƣợc nguyên tắc hiệu quả trong tổ chức hoạt động giáo dục….

3.1.4. Đảm bảo tính đa dạng hóa các loại hình hoạt động vui chơi

Hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non cần hƣớng đến sự đa dạng hóa các loại hình hoạt động, giúp trẻ phát huy hết khả năng sẵn có, những tri thức, sự hiểu biết cũng nhƣ các kỹ năng cơ bản, phát triển hài hịa, tồn diện về nhân cách, bồi dƣỡng trẻ lòng say mê và hứng thú đối với các hoạt động vui chơi mà GV tổ chức mang tính giáo dục trẻ và có tính cộng đồng, biết san sẻ.

3.1.5. Đảm bảo tính phù hợp

Việc tổ chức các hoạt động giáo dục cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất của tùng nội dung hoạt động, căn cứ vào đặc điểm của từng trẻ ở từng độ tuổi và điều kiện thời gian, hoàn cảnh cụ thể của nhà trƣờng để đề ra yêu cầu, hình thức, biện pháp giáo dục phù hợp nhất.

3.1.6. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của biện pháp đƣợc đƣa ra phải phù hợp với tình hình thực tế của các trƣờng mẫu giáo trên địa bàn huyện Vân Canh và có khả năng vận dụng trong q trình quản lý. Các biện pháp quản lý phải đi đến đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả tổ chức HĐVC của trẻ mẫu giáo 3 đến 6 tuổi ở trƣờng mẫu giáo. Các biện pháp tổ chức quản lý phải có tác dụng đem lại sự chuyển hóa một cách tự giác yêu cầu thực hiện các chuẩn mực nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.

Khi lựa chọn một biện pháp nào đó trong hệ thống các biện pháp đã đƣợc thiết lập, ngƣời cán bộ quản lý phải quan tâm cân nhắc đến tính vừa sức, tính cân đối vật chất hiện có; đến các yếu tố xã hội, mơi trƣờng và các yếu tố khác đang trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối đến hoạt động, để từ đó đề xuất biện pháp phù hợp phát huy ƣu điểm, khắc phục khuyết điểm nhằm tạo nên sự phát triển một cách đồng bộ, bền vững và có tính khả thi cao trong q trình triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, trong điều kiện và hồn cảnh cụ thể thì ngƣời CBQL cần xác định biện pháp mang tính đột phá, biện pháp nào mang lại hiệu quả cao, biện pháp nào phù hợp với điều kiện thực tiễn…để từ đó tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ cho biện pháp đƣợc lựa chọn nhằm giúp công tác quản lý của hiệu trƣởng đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)