Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa

tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Giúp CBQL và GV nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển cho trẻ mẫu giáo một cách toàn diện về nhân cách, phát triển ngơn ngữ, sự sáng tạo, kỹ năng mềm, tình cảm, mối quan hệ xung quanh trong những năm đầu đời đi học ở các trƣờng mầm non.

Việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về ý nghĩa việc tổ chức hoạt động vui chơi và quản lý hoạt động vui chơi là tiền đề, cơ sở quan trọng để CBQL, GV lập kế hoạch tổ chức, quản lý hoạt động vui cho trẻ.

Đây là biện pháp hết sức quan trọng giúp cho cán bộ quản lý đổi mới cách thức quản lý GV thực hiện các khâu của tổ chức hoạt động vui chơi. CBQL nắm vững kiến thức về tiến trình hoạt động vui chơi để hỗ trợ, hƣớng dẫn, đánh giá, nhận xét, góp ý cho GV thực hiện. Đồng thời qua đó cịn hƣớng đến bồi dƣỡng năng lực tổ chức hoạt động này cho đội ngũ GV.

Chất lƣợng tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mầm non là tiền đề quan trọng để nhà trƣờng phát huy tầm ảnh hƣởng của mình đến với cộng đồng. Chất lƣợng đó giúp cho trẻ khỏe mạnh và phát triển các kỹ năng ứng dụng trong cuộc sống tốt thì vai trị của nhà trƣờng mới đƣợc phụ huynh thừa nhận.

Nắm đƣợc tiêu chí đánh giá chất lƣợng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non để điều chỉnh kế hoạch tổ chức hoạt động đạt kết quả nhƣ mong đợi và xác định hoạt động vui chơi đây là hoạt động chủ đạo, hoạt động trung tâm của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Qua kết quả đánh giá khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL về vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Xây quy trình

tổ chức thực hiện nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Xác định cụ thể các nội dung và hình thức, phƣơng thức cũng nhƣ điều kiện hỗ trợ để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu và sở thích cũng nhƣ các điều kiện có của đơn vị.

Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền cho CBQL vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo, coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá giám sát kết quả đạt đƣợc của hoạt động vui chơi mà GV tổ chức.

-Cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản, yêu cầu chỉ thị có liên quan đến việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Thƣờng xuyên nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định, Phịng GD&ĐT huyện Vân Canh có liên quan đến vấn đề tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Cung cấp đầy đủ các thông tin, kịp thời sẽ giúp cho đội ngũ CBQL và GV thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Qua đó giúp CBQL, GV có thêm kiến thức về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, thu hút sự hứng thú của trẻ, trẻ đƣợc thỏa mãn nhu cầu đƣợc chơi.

-Bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và GV về kiến thức chuyên môn nghiệp của việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Tạo điều kiện cho CBQL, GV có thể học hỏi ở đơn vị trƣờng bạn. Mạnh dạng, đầu tƣ sự sáng tạo về cách tổ chức, phƣơng pháp thực hiện hoạt động vui chơi cho trẻ trong chính đội ngũ của trƣờng mình, sau đó lấy ý kiến thống nhất để thực hiện chung. Mời chuyên gia có kinh nghiệm về bồi dƣỡng và tập huấn cho CBQL và GV về các khâu thực hiện trong tiến trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Lãnh đạo nhà trƣờng và GV tham gia tập huấn chuyên mơn do phịng Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức. Tổ chức cho GV vận dụng những hiểu biết đã đƣợc tập huấn vào thực hiện kế hoạch cụ thể. Lãnh đạo nhà trƣờng tổ chức các buổi thảo luận, đánh giá và rút kinh nghiệm.

Đội ngũ CBQL và GV phải là ngƣời tuyên phong trong việc tích cực tham gia hoạt động này cũng nhƣ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng sự hợp tác, tƣơng tác từ phụ huynh hiểu về vai trò của việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui. Khi chơi trẻ dần nhận thức đƣợc giá trị bản thân, đây là yếu tố tích cực quan trọng để giúp trẻ hình thành nhân cách, phát triển toàn diện hơn.

3.2.1.3.Lưu ý khi áp dụng

-Nguồn kinh phí phục vụ cho việc chuẩn bị các tài liệu, phƣơng tiện để tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm, các hoạt động tập huấn cho CBQL và GV về quản lý, tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

-Bố trí, sắp xếp về địa điểm, thời gian và các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động tập huấn.

Sự quan tâm của CBQL và các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, sự tƣơng tác của phụ huynh.

3.2.2. Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động vui chơi của trẻ

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm hƣớng tới cụ thể hóa các mục tiêu cần đạt của các hoạt động vui chơi mà giáo viên tổ chức cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non. Hƣớng đến việc xây dựng quy trình đảm bảo tính cần thiết và khả thi cao, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của trẻ và đạt mục tiêu đơn vị đề ra.

Mục tiêu xây dựng quy trình nhằm giúp cho GVMN biết cách xác định những điều kiện cần thiết, các kỹ năng cơ bản của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo nhƣ: Kỹ năng lựa chọn trò chơi, kỹ năng triển khai tổ chức hoạt động vui chơi, kỹ năng động viên trẻ, kỹ năng giám sát, kỹ năng hƣớng dẫn.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Xác định các yêu cầu của Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động vui chơi của trẻ

-Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non phải chú trọng vào việc quản lý tổ chức hoạt động vui chơi của GV với trẻ. Xây dựng kế hoạch cần đảm bảo: Xác định đƣợc các mục tiêu cụ thể cần đạt; các bƣớc của quá trình thực hiện; các điều kiện cơ sở vật chất, các đồ dùng đồ chơi, các yếu tố ảnh hƣởng… Quy trình phải mang tính thống nhất, tăng cƣờng tính thực tiễn, dự kiến rõ ràng về quy trình, cách thức tiến hành và dựa trên sự hứng thú của trẻ.

Chú trọng việc bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động vui chơi của trẻ

GVMN cần phải xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi. Căn cứ vào các quy định của Bộ, ngành về xây dựng quy trình hoạt động vui cho trẻ mẫu giáo, có kiến thức và kỹ năng lựa chọn nội dung chƣơng trình phù hợp lứa tuổi và điều kiện thực tế tại trƣờng. Do đó, mỗi ngƣời ngƣời GVMN cần phải đƣợc bồi dƣỡng để biết cách xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

-Hướng dẫn GV nắm vững nguyên tắc lập kế hoạch tổ chức hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Nhà trƣờng cần phải hƣớng dẫn cho GV về các bƣớc để GV có thể hồn thành một bản quy trình về tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ nhƣ: Xác định mục tiêu của mỗi dạng trò chơi, nội dung của các dạng hoạt động vui chơi, tất cả các nội dung trong tuổi mẫu giáo phải đƣợc thực hiện trong năm học qua nhiều dạng hoạt động chƣơng trình lứa vui chơi, việc xây dựng kế hoạch cho tiến trình phát triển các trò chơi, các nội dung chơi phải phù hợp với chƣơng trình GDMN. Nội dung chơi, thời gian phải logic, có tính kế thừa và tính phát triển.

Bƣớc 1: Lãnh đạo nhà trƣờng giúp GV hiểu rõ nguyên tắc về việc lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các trị chơi. Việc lập quy trình phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Tất cả tất cả nội dung chƣơng trình độ tuổi mẫu giáo phải đƣợc thực hiện trong năm học bằng nhiều dạng hoạt động, dựa vào nội dung chƣơng trình để phân loại hoạt động nào sẽ thực hiện nội dung nào.

Từ đó, GV lập ra những nội dung cho hoạt động vui chơi cả năm. Việc lập quy trình cho tiến trình phát triển các trò chơi, nội dung chơi phải phù hợp và có sự thống nhất với nội dung hoạt động học. Nội dung chơi, thời gian chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi và kích thích sự phát triển tâm lí trẻ mẫu giáo.

Bƣớc 2: Giáo viên xây dựng quy trình cho tiến trình phát triển các trị chơi theo kế hoạch năm, tháng, tuần (dự kiến - vì tùy thuộc đặc điểm trẻ từng lớp sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt).

Bƣớc 3: Thảo luận, trao đổi, góp ý ở cấp tổ, khối các quy trình cá nhân đã soạn. Tổ trƣởng chun mơn chủ trì, Lãnh đạo nhà trƣờng góp ý.

Bƣớc 4: CBQL góp ý trên kế hoạch từng cá nhân.

chỉnh linh hoạt để phù hợp nhất với trẻ lớp mình. Lãnh đạo nhà trƣờng, tổ trƣởng chun mơn dự giờ, trao đổi, góp ý cho GV.

Bƣớc 6: Tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm hàng tháng tại sinh hoạt chuyên môn khối.

Nếu thực hiện đƣợc các bƣớc này thì các quy trình tổ chức hoạt động vui chơi trẻ sẽ đạt cao hơn, đó là điều kiện để hoạt động vui chơi đạt kết quả thực hiện cao hơn.

3.2.2.3.Lưu ý khi áp dụng

Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi phải xuất phát từ chính nhu cầu của GV và trẻ ở các trƣờng mầm non.

-Cần có sự quan tâm, theo dõi và giám sát của Lãnh đạo các nhà trƣờng mầm non đối với việc xây dựng quy trình cho đội ngũ GV.

-GVMN cần đƣợc hƣớng dẫn cụ thể việc thực hiện lập quy trình t ổ chức hoạt động vui chơi phù hợp với điều kiện nhà trƣờng và phù hợp với lứa tuổi mầm non.

-Xây dựng quy trình phải đảm bảo đạt đƣợc nội dung nhƣ: Các mục tiêu đƣa ra và bám sát quy trình hoạt động chung trong năm học của các trƣờng mầm non.

-Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc triển khai các quy trình mà giáo viên xây dựng.

3.2.3. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

3.2.3.1.Mục đích của biện pháp

Để phát huy những thể mạnh và khắc phục những hạn chế của từng dạng hoạt động trò chơi. Thƣờng xuyên đổi mới về phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ để gây hứng thú trong quá trình học mà chơi. Mục tiêu phát huy tính tích cực trong hoạt động vui chơi, giúp trẻ đƣợc thỏa mãn nhu cầu vui chơi cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị cho trẻ những hành trang tốt nhất để trẻ vào lớp 1. Cán bộ quản lý tăng cƣờng công tác chỉ đạo dám đổi mới về phƣơng thức tổ chức hoạt động vui cho cho trẻ mẫu giáo.

Đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động vui cho trẻ nhằm biến quá trình vui chơi thành quá trình tự vui chơi, tự rèn luyện của trẻ trong và bằng hoạt động với tính đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức tổ chức.

Mỗi dạng hoạt động vui chơi có đặc điểm khác nhau cần khai thác những ƣu điểm hạn chế điểm yếu của từng dạng trị chơi hồn tồn phụ thuộc vào năng lực

của nhà quản lý trong việc tăng cƣờng công tác chỉ đạo đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non giúp trẻ tham gia một cách tích cực, hăng say. CBQL ở các mầm non theo dõi, giám sát kịp thời nắm bắt đƣợc thực trạng của việc tổ chức hoạt động vui chơi đang diễn ra nhƣ thế nào tại đơn vị mình. Đồng thời thành lập tổ tƣ vấn chun mơn để phân tích, đánh giá tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp và phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi này một cách hiệu quả nhất.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

-Tuân thủ các nguyên tắc khi thực hiện việc đổi mới về phương thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

Cần phải đảm bảo nguyên tắc bám sát với yêu cầu thực tiễn mà mục tiêu của hoạt động giáo dục bằng cách lựa chọn một phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo phù hợp với lứa tuổi. Việc đổi mới phƣơng thức phải gắn liền với điều kiện của nhà trƣờng nhƣ: Kinh phí, thời gian, khơng gian, sân bãi, phƣơng tiện, học liệu, dụng cụ…Đảm bảo các trò chơi phải dạng phải thực sự gần gũi với đời thực của trẻ, có sức hấp dẫn, lơi cuốn phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa sức, thu hút đƣợc sự tham gia tích cực của trẻ, tạo điều kiện để mỗi trẻ phát huy đƣợc tính sáng tạo, hình thành cho trẻ đƣợc các kỹ năng cần thiết cho trẻ.

-Chú trọng chất lượng của việc đổi mới phương thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Việc đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trƣờng mầm non là vơ cùng cần thiết. Vì đổi mới về phƣơng thức tổ chức có tác động mạnh mẽ đến chất lƣợng của hoạt động vui chơi cho trẻ.

Các nhà quản lý phải quan tâm đến vấn đề nâng cao nhận thức cho đội ngũ GVMN trong việc đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, sáng tạo và đổi mới trong cách tổ chức để làm cho các hoạt động vui chơi ngày càng đa dạng, phong phú và hấp dẫn hơn thu hút sự tham gia chơi của trẻ.

Đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi không chỉ dừng lại ở việc thay đổi về phƣơng pháp và hình thức đó mà việc thay đổi này phải tạo ra đƣợc sự hứng khởi cho trẻ, đặc biệt thơng qua đó giúp trẻ phát huy hết khả năng và sự sáng tạo cho trẻ.

-Tăng cường việc triển khai, giám sát hoạt động đổi mới phương thức quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ.

Khi Hiệu trƣởng xây dựng và triển khai các kế hoạch thực hiện việc đổi mới về phƣơng thức quản lý hoạt động vui chơi phải đƣợc phổ biến công khai rộng rãi đến từng GV trong nhà trƣờng. Qua đó có sự phân tích của tổ tƣ vấn chun mơn của trƣờng về điểm nổi bật, điểm hạn chế trong việc đổi mới phƣơng thức quản lý hoạt động đổi mới này. Khi tiến hành hoạt động đổi mới, ngƣời quản lý cần chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời và điều chỉnh GV trong việc đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

-Khuyến khích, động viên và tạo cơ chế để GV tích cực trong việc đổi mới phương thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

Sự quan tâm đến các chế độ chính sách đãi ngộ, chế độ khen thƣởng, khích lệ cho GVMN là động lực, năng lƣợng để GV có thêm sự tích cực nổ lực và sáng tạo trong việc đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ và khơng ngừng nổ lực phấn đấu tìm tịi, sáng tạo những trò chơi hấp dẫn nhất đối với trẻ cũng nhƣ cách thức tổ chức mới có thể đem đến sự đột phá sáng tạo về phƣơng thức hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)