6. Bố cục luận văn
1.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp
1.4.1.1. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Chiến lược của tổ chức/ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chỉ ra những gì mà tổ chức/ doanh nghiệp hy vọng hoàn thành đểđạt được bước phát triển về vật chất, là một kế hoạch đặc biệt phải tương thích với các nguồn lực sẵn có, nguồn lực có thểđạt được. Hoạt động quản trị nhân lực được thực hiện như thế nào? Có mức độ
quan trọng ra sao chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các mục tiêu, định hướng chiến lược của tổ chức/ doanh nghiệp.
Hình 1.4. Mối quan hệ giữa chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc nhân lực
(Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân lực
căn bản, NXB Thống kê, Tr.70).
Chiến lược phát triển của một doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược là một tập hợp các chính sách cũng như kế hoạch chủ yếu đểđạt được các mục tiêu đó,
nó cho thấy rõ công ty đang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì và vào
lĩnh vực gì. Nâng cao chất lượng NQT cấp trung trong doanh nghiệp gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp và được hoạch định từ mục tiêu của doanh nghiệp để hướng đến giải quyết mục tiêu đó. Chiến lược và mục tiêu phát triển nhân lực là NQT cấp trung của doanh nghiệp phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và tình hình thực tế
tại doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ có chiến lược và mục tiêu phát triển NQT cấp trung trong ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ sốlượng và chất
lượng NQT cấp trung với cơ cấu phù hợp thực hiện tốt các công việc, mục tiêu đã đề
ra. Khi mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh thu từ tăng sản lượng sản xuất sản phẩm cung ứng trên thị trường. Việc tăng khối lượng sản phẩm có từ nhiều yếu tố đem lại như: tăng năng suất lao động, làm thêm giờ, thay đổi dây chuyền công nghệ
sản xuất hay mở rộng quy mô sản xuất đi kèm với thuê thêm lao động bên ngoài.
Điều này đòi hỏi phải có thời gian sắp xếp, chuẩn bị vì quá trình tuyển dụng hay đào
tạo cần có một khoảng thời gian nào đó mới cho kết quả. Do đó, việc nâng cao chất
lượng NQT cấp trung phải dựa trên chiến lược và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, hay nói cách khác thì chính sách nâng cao chất lượng NQT cấp trung cần phải nêu rõ tại sao lại cần nâng cao chất lượng NQT cấp trung, nội dung của nâng cao chất lượng là gì, quyền lợi, nghĩa vụ của NQT cấp trung, người chủ doanh nghiệp trong quá trình nâng cao chất lượng NQT cấp trung. Chính sách nâng cao chất lượng NQT cấp trung rõ ràng sẽ khuyến khích NQT cấp trung học tập để làm việc tốt hơn và nó cũng chỉ rõ cam kết người chủ doanh nghiệp cần thực hiện để nâng cao chất
lượng NQT cấp trung.
1.4.1.2. Đánh giá thực hiện kết quả thực hiện công việc quản lý đối với NQT
cấp trung trong doanh nghiệp
Hình 1.5. Tổ chức công tác đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp
(Nguồn: Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị
Đánh giá thực hiện công việc được hiểu là quá trình thu nhận và xử lý thông tin về quá trình và kết quả thực hiện công việc của nhân lực trong tổ chức/ doanh nghiệp để đưa ra những nhận định chính xác về mức độ hoàn thành công việc của nhân lực đối với một tổ chức/ doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Đánh giá năng lực NQT cấp trung hay còn gọi là đánh giá hiệu quả làm việc của NQT cấp trung là quy trình đã được chuẩn hóa để thu thập thông tin từ các cấp bậc quản lý về hành động và ứng xử trong chuyên môn nghiệp vụ của NQT cấp trung. Thông qua kết quả thực hiện công việc, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thu thập
được các thông tin về sự cố gắng của từng cá nhân và tập thể trong thực hiện công việc khả năng và sở trường của mỗi cá nhân, những nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện được một số tiêu chí đánh giá, những cản trở đối với vị trí được
đánh giá trong quá trình thực hiện công việc. Từđó lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở
ban hành các quyết định đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng NQT cấp trung tại doanh nghiệp mình như làm cơ sởđể trảthù lao và đánh giá thi đua; thuyên chuyển,
đề bạt, nâng lương trước thời hạn đối với NQT cấp trung có thành tích cao trong công việc; đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cao đối với NQT cấp trug chưa đủ kiến thức và kỹnăng cần thiết để thực hiện công việc; thông qua các chính sách tạo động lực như: chính sách thù lao, phúc lợi, thăng tiến... để nâng cao hiệu quả thực hiện công việc; cải thiện đièu kiện, môi trường làm việc thông qua các thông tin về
nguyên nhân gây ra sự thiếu hiệu quả và những cản trở trong thực hiện công việc của mỗi vị trí NQT cấp trung.
1.4.1.3. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp
Những doanh nghiệp phát triển nhanh hoặc có mục tiêu phát triển đều phải cần đào tạo và tuyển dụng nhân viên. Doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới đòi hỏi phải đào tạo để nhân viên có thể nắm bắt được các kỹ năng mới. Doanh nghiệp luôn đổi mới cần thực hiện biện pháp đổi mới trong quản lý và cần đào tạo nhân viên. Khoa học công nghệ càng tiến bộ thì khoảng cách từ khoa học công nghệ đến sản xuất càng rút ngắn, sản xuất kinh doanh liên tục thay đổi, cơ cấu kinh tế của doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Sự phát triển không ngừng và những tiến bộ khoa học kỹ
thuật đã cho ra đời những công nghệ hiện đại mà nó đòi hỏi nhân sự nói chung và đội ngũ NQT cấp trung nói riêng, có chất lượng cao mới đáp ứng được. Việc đáp ứng công nghệ mới cho phép doanh nghiệp lựa chọn chính sách sử dụng nhiều hay ít lao động và đòi hỏi những điều kiện nhất định về lao động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quy mô mà còn ảnh hưởng đến chất lượng NQT cấp trung trong doanh nghiệp.
1.4.1.4. Hoạt động phân tích công việc của doanh nghiệp
Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện công việc. Đây là quá trình xác định trách nhiệm, nhiệm vụ liên quan đến công việc và các kỹ năng kiến thức cần có để thực hiện tốt công việc. Đây cũng là quá trình xác định sự khác biệt của một công việc này với công việc khác. Không biết phân tích công việc, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ không thể tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận cơ cấu trong doanh nghiệp; không thể đánh giá đựơc chính xác yêu cầu của các công việc đó, do đó, không thể trả lương, kích thích họ kịp thời, chính xác. Doanh nghiệp mới được thành lập và chương trình phân tích được thực hiện đầu tiên
1.4.1.5. Năng lực bộ phận nhân sự của doanh nghiệp
Phòng nhân sự có nhiệm vụ đề ra các cơ chế chính sách cho từng bộ phận
trong doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi phòng nhân sự ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các cơ chế chính sáchphù hợp cho từng vị trí của NQT cấp trung. Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, phòng nhân
sự phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho mỗi NQT cấp trung tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Ngoài ra phòng nhân sự phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các NQT cấp trung trong
doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công. Phòng nhân sự phải thu thập xử lý thông tin một
cách khách quan, tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản
trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp cán bộ phòng nhân sự được cách tiếp cận NQT
cấp trung, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.