6. Bố cục luận văn
3.3.1. Kế hoạch hóa nhà quản trị cấp trung phù hợp với bối cảnh thực tế
Với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động cấp quản lý, nếu ban lãnh
đạo doanh nghiệp còn chưa giải quyết được bài toán thâu tóm và gìn giữ đội ngũ
NQT cấp trung tài năng, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thời điểm dịch Covid
đang diễn ra giai đoạn 2018-2020. Để hóa giải bài toán này, đồng thời biến nó thành lợi thế khai mở tiềm năng thu hút NQT cấp trung, Tổng công ty buộc phải tìm đến một câu trả lời chung nhất mang tên “lập kế hoạch quản trị NQT cấp trung”. Ban lãnh đạo Tổng công ty cần phải lập một khung chính sách hiệu quả để đối phó với
đại dịch.
Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu đưa ra và triển khai các gói chính sách kích thích nề kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm và thu nhập. Gói hỗ trợ thông qua Nghị quyết mới của Chính phủ phù hợp với những khuyến nghịILO đã đưa ra ở cấp
độ toàn cầu đối với các phản ứng chính sách trên diện rộng và đồng bộđể đối phó với COVID-19 bao gồm: kích thích nền kinh tế và việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp việc làm và thu nhập; bảo vệ NLĐ tại nơi làm việc. Khung chính sách đó sẽ giúp
tăng cường khảnăng hồi phục hậu COVID-19 bằng việc giảm thiểu những tác động tiêu cực lên con người cũng như tiềm năng phát triển kinh tế của tương lai.
Năm 2020, xã hội dùng khái niệm “bình thường mới” để chỉ hàng loạt những
thay đổi về mọi mặt đời sống mà người dân phải làm quen trong đại dịch Covid-19.
Còn “bình thường mới tại May 10”, có nghĩa là nếu trước kia lập kế hoạch theo quý, theo tháng, thậm chí cho cả năm, thì bây giờ kế hoạch có thể thay đổi từng ngày, từng giờ tùy theo diễn biến thực tế. Việc đầu tiên Tổng công ty cần làm là cấu trúc chức năng NQT cấp trung. Khi làm phân tích cấu trúc chức năng, ban lãnh đạo sẽ
nào. Thậm chí xóa bỏ vị trí cấp phó đối với những vị trí quản lý cấp trung nào không nhất thiết cần phải có các cấp phó.
Trong quá trình cấu trúc chức năng NQT cấp trung cần lưu ý như sau:
Thứ nhất, trong tình hình hiện tại dịch Covid ảnh hưởng nặng nề, Tổng công ty nhiều khảnăng sẽ phải cho thêm nhiều NLĐ, trong đó có cả NQT cấp trung nghỉ
việc – điều mà các doanh nghiệp đã bắt đầu nhìn thấy. Nếu không có biện pháp kiềm chế, điều này sẽ làm trầm trọng cuộc khủng hoảng xã hội, dẫn tới hút cả hệ
thống đi xuống. Điều quan trọng cần làm là tập trung duy trì việc làm, thực hiện các biện pháp để giữ CBCNV và bảo vệ sức khỏe CBCNV bằng các hình thức phân công công việc đảm bảo sức khỏe. Điều này sẽ giúp làm chậm lại và giảm thiểu cú sốc từ khủng hoảng việc làm. Để làm được điều đó, quan trọng là cần phải tổ chức
đối thoại giữa ban lãnh đạo và toản thể CBCNV trong Tổng công ty để tìm được
hướng điều chỉnh dần dần đối với việc làm, số giờ làm việc và tiền lương, dựa trên
cơ sởđồng thuận. Đối thoại có thể tạo ra niềm tin và sự tín nhiệm vào chính sách và các biện pháp mà Tổng công ty thực hiện nhằm giảm thiểu khảnăng dẫn tới bất ổn xã hội. Điều đó sẽ giúp nền kinh tế hồi phục khi COVID-19 được khống chế. Chẳng hạn, việc luân phiên lực lượng lao động theo ngày có thể vừa giúp giữ cán bộ CNV vừa thực hiện giãn cách xã hội. Hoặc Tổng công ty có thể chia ca làm việc, ví dụ
một số NLĐ bắt đầu từ 7 giờ sáng, một số khác lúc 11 giờ trưa, và tốp còn lại bắt
đầu lúc 3 giờ chiều. Cách này có thể đảm bảo giãn cách xã hội không chỉ trong phạm vi tất cả các nhà máy xí nghiệp mà còn cảở ngoài phố nữa, do CBCNV cần di chuyển đến và đi từnơi làm việc.
Thứ hai, sau thời điểm khống chế được dịch Covid, phòng TCHC cần phải phân tích điểm mạnh, yếu của đội ngũ NQT cấp trung tại tổng công ty, trả lời cho câu hỏi như: Phải làm gì để đạt được cái cần?; Với cách nào để đạt được các số
liệu về nguồn nhân lực đó? Cần phải phân tích nguồn lực đối ứng với nguồn nhân lực NQT cấp trung: chi phí phải bỏ ra để có được nguồn lực lượng NQT cấp trung phục vụ chiến lược là bao nhiêu?
Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, do có các giải pháp quản trị sựthay đổi nên May 10 nhanh chóng chuyển hướng sản xuất may khẩu trang phục vụcác đơn hàng trong nước và xuất khẩu. Thời điểm từ tháng 4 đến tháng 9 là thời điểm cao điểm trong việc thiếu hụt nhân sự quản lý cấp trung, ban lãnh đạo cần phải có các giải pháp khắc phục hoàn cảnh thiếu hụt nhân sự.
Có khá nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân sự quản trị cấp trung. Vấn đề là công ty đưa ra quyết định giải pháp nào tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của công ty. Lúc này Tổng Công ty cần có đội ngũ NQT cấp trung trong các phòng ban marketing, nghiên cứu sản xuất, thiết kế… đông hơn, nên ngay từ
khi hoạch định chiến lược kinh doanh mới bộ phận nhân sự cũng phải hoạch định nhân sựđể tuyển thêm đội ngũ quản lý, đặc biệt là đội ngũ nhà quản lý cấp trung để đáp ứng được nhu cầu công việc. Như vậy chiến lược kinh doanh mới sẽđược thực hiên suôn sẻ, phát huy được nguồn lực của doanh nghiệp. Các giải pháp đó là:
-Điều chỉnh chính sách tiền lương mang tính kích thích cao.
-Cải thiện điều kiện lao động để nâng cao hiệu suất hoạt động.
-Tăng trưởng hệ thống đào tạo và huấn luyện, đề bạt để kích thích nhân viên. -Điều chỉnh các tham vọng của Tổng công ty
Ngoài ra, bộ phận TCHC cũng phải có mối quan hệ tốt với các phòng ban khác trong Tổng công ty để có thể nắm bắt được khả năng làm việc của các NQT cấp trung, từ đó có thể đưa ra các hoạch đinh nhân sự một cách khách quan nhất, phù hợp nhất với vị trí NQT cấp trung.