Thực trạng kiến thức của nhà quản trị cấp trung

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng Nhà quản trị cấp trung tại Tổng công ty May 10 (Trang 54 - 56)

6. Bố cục luận văn

2.2.2. Thực trạng kiến thức của nhà quản trị cấp trung

2.2.2.1. Về năng lực tư duy

Bảng 2.7. Tiêu chuẩn đánh giá năng lực tƣ duy của bản thân

STT Nội dung đánh giá

Kết quả đánh giá Có suy nghĩ về điều đó Ngay lập tức nhận ra Cảm nhận không ràng Không nhận ra Không nghĩ về điều đó 1 Nhận ra nhu cầu cần có cách tiếp cận mới về chỉ đạo của lãnh đao

19% 52% 25% 5%

2

Thay đổi và làm cho các

cách tiếp cận hiện có thích hợp hơn với nhu cầu

19% 47% 24% 10%

3

Vận dụng các giải pháp đang có theo cách mới lạ hơn nhằm giải quyết vấn đề với hiệu quả cao hơn

9% 42% 19% 31%

4

Tạo ra các mô hình và phương pháp mới cho Tổng công ty

4% 26% 42% 29%

5

Khuyến khích mọi người thử nghiệm ý tưởng mới khác hẳn cách làm truyền thống.

9% 30% 27% 34%

Năng lực tư duy là nhân tố không thể thiếu, có tầm quan trọng đặc biệt, vừa là yếu tố cấu thành vừa là nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển năng lực ở

NQT cấp trung. Điều đó được ví như chiếc chìa khoá mở ra cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của họ. NQT cấp trung cụ thể hóa đường lối chính sách phát triển của ban lãnh đạo May 10 thành các nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban, từng vị trí làm việc. Công việc đó không đơn thuần là chỉ vận dụng một cách rập khuôn, máy móc, mà trong quản lý, NQT cấp trung phải cập nhật kịp thời những thông tin từ đời sống thực tiễn, xử lý các thông tin nhanh chóng, chính xác.

Tại May 10, năng lực tư duy của NQT cấp trung được đánh giá là tương đối tốt, khi mà có khoảng 70% số lượng NQT cấp trung được hỏi, cho biết rằng, họ luôn có những suy nghĩ và ngay lập tức nhận ra cách tiếp cận mới, hoặc thậm chí tư duy về hướng xử lý mới về chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên mới chỉ có khoảng 51%

NQT cấp trung mạnh dạn vận dụng các giải pháp đang có theo cách mới lạ hơn nhằm giải quyết vấn đề với hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, đáng mừng khi có tới 30% NQT cấp trung tạo ra các mô hình và phương pháp mới cho Tổng công ty có những giải pháp về công nghệ kỹ thuật giúp nâng cao năng suất lao động toàn hệ thống. Đồng thời bên cạnh đó có tới 40% NQT cấp trung khuyến khích mọi người thử nghiệm ý tưởng mới khác hẳn cách làm truyền thống.

2.2.2.2. Về trình độ chuyên môn

Bảng 2.8. Trình độ chuyên môn nhà quản trị cấp trung

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 % Chênh lệch % Chênh lệch Trên đại học 22 36 30 63,64% 14 -16,67% -6 Đại học 260 289 298 11,15% 29 3,11% 9 Cao đẳng 238 217 231 -8,82% -21 6,45% 14 Trung cấp/ học nghề 223 181 186 -18,83% -42 2,76% 5 Tổng cộng 742 723 745 -2,56% -19 3,04% 22 (Nguồn: Phòng TCHC)

Trình độ học vấn của các NQT cấp trung giai đoạn 2018-2020 lần lượt là: trên

32%. Điều này cho thấy việc không ngừng cải thiện và nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn của NQT cấp trung trong May 10 được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Ngoài ra, hàng năm May 10 đều triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ

NQT cấp trung nói riêng.

Đối với các khóa học mà nhà quản lý được cử đi học ngắn hạn để nâng cao kiến thức thì May 10 thường ưu tiên lựa chọn những cán bộ nguồn để đào tạo, những cán bộ có khả năng, kiến thức cao trong lĩnh vực mà May 10 đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Những nhân sự này phải thỏa mãn những yêu cầu như: phải là những người có trình độ, độ tuổi chưa cao và phải ký hợp đồng dài hạn, làm trong

những bô phận chính và quan trọng trong May 10.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng Nhà quản trị cấp trung tại Tổng công ty May 10 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)