6. Bố cục luận văn
1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp
1.4.2.1. Chính sách pháp luậtcủa Nhà nước
Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp bởi yếu tố pháp luật, chính trị. Hệ thống luật pháp buộc các doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm đến quyền lợi của
nhân viên và môi trường sinh thái. Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình cần phải tuân thủ và tôn trọng các quy định pháp luật trong nước và quốc tế. Đặc biệt là các chính sách của nhà nước để bảo vệ NLĐnhư: chế độ lương, thưởng, bảo hiểm, phúc lợi xã hội...
Việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kinh tế (các văn bản luật và dưới luật, các quy định, quy chế, quy chuẩn, điều lệ,...) vừa đồng bộ, đầy đủ về số lượng, vừa bảo đảm về chất lượng và có tính khả thi cao là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường, đồng thời cũng là sự mong chờ của doanh nghiệp. Cùng với đó là các chính sách, quy định luật pháp để khuyến khích việc nâng cao chất lượng
NQT cấp trung nói riêng để phục vụ nền kinh tế quốc gia trong nhiều lĩnh vực.
1.4.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và thách thức đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm
tàng đến việc nâng cao chất lượng NQT cấp trung. Các yếu tố đó như thu nhập của các tầng lớp dân cư, giá cả, lạm phát, lãi suất, sức mua của đồng tiền, quan hệ cung cầuvề sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cá nhân, mức sống và tích lũy của các tầng lớp dân cư... Các yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nhà quản tri cấp trung trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống, doanh nghiệp một mặt vẫn phải duy trì đội ngũ NQT cấp trung hiện có, mặt khác phải giảm chi phí đào tạo tuyển dụng, doanh nghiệp phải giảm giờ làm, cho toàn bộ CBCNV nghỉ tạm hoặc nghỉ hẳn. Ngược lại, khi kinh tế phát triển và
có chiều hướng ổn định doanh nghiệp lại có nhu cầu phát triển các vị trí nhân sự mới để mở rộng sản xuất, tăng cường đào tạo huấn luyện nâng cao chất lượng NQT cấp
trung. Việc mở rộng sản xuất này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển thêmcác vị trí quản lý nói chung và vị trí NQT cấp trung nói riêng là những người có trình độ, đòi hỏi phải tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi, và cải thiện điều kiện làm việc.
1.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh
Một doanh nghiệp có đội ngũ NQT cấp trung – đội ngũ trực tiếp hướng dẫn quản lý đội ngũ công nhân viên đông đảo –mà chất lượng năng lực cao, sẽ có được lợi thế cạnh tranh cực mạnh đối với các doanh nghiệp đối thủ trong ngành cũng như trên thị trường. Việc tuyển dụng ban đầu và đào tạo sau khi tuyển dụng, bố trí sử dụng NQT cấp trung luôn được ban lãnh đạo doanh nghiệp chú trọng ưu tiên. Các doanh nghiệp hiện nay càng tập trung vào việc làm thế nào để doanh nghiệp mình phát triển đội ngũ này có khả năng cao hơn so với doanh nghiệp đối thủ khác. Đây là vấn đề sống còn trong kinh doanh bởi các cá nhân NQT cấp trung có năng lực sẽ giải quyết và nắm bắt tình huống nhanh hơn là một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi có sự cạnh tranh trên thị trường, tùy vào mức độ khốc liệt hay không mà doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược để đầu tư cho việc nâng cao chất NQT cấp trung. Sự cạnh tranh càng cao, đòi hỏi doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân lực nói chung, đội ngũ NQT cấp trung nói riêng, đủ về số lượng, về chất lượng, về khả năng hoàn thành chỉ tiêu công việc, có kỹ năng tốt để giải quyết công việc nhanh chóng. Cho nên, việc nâng cao chất lượng NQT cấp trung cả về số lượng và chất lượng cần được chú trọng khi mức cạnh tranh trên thị trường
ngày càng cao.
1.4.2.4. Yêu cầu của khách hàng (nhãn hàng)
Khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp là một phần của môi trường bên ngoài. Doanh số là một yếu tố quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Do đó, các cấp lãnh đạo quản lý trong doanh nghiệp phải bảo đảm rằng đội ngũ các NQT cấp trung chỉ đạo sát sao nhân viên của mình sản xuất ra các mặt hàng phù hợp với
nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Chất lượng của hàng hóa hoặc dịch vụ rất quan trọng đối với khách hàng. Do đó, NQT cấp trung phải làm cho nhân viên của mình hiểu được rằng không có khách hàng là không còn doanh nghiệp, và họ không còn có cơ hội được làm việc nữa. Muốn cho công nhân viên cấp dưới ý thức được các điều đó, nhiệm vụ của NQT cấp trung là phải biết quản trị nhân lực một cách có hiệu quả, nghĩa là tổng hợp nhiều yếu tố chứ không phải đơn thuần là lương bổng và phúc lợi, hoặc tăng lương, thăng chức.
1.4.2.5. Thị trường lao động
Thị trường lao động cũng là một căn cứ quan trọng trong xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng NQT cấp trung cho các doanh nghiệp sản xuất ngành may mặc. Thị trường lao động cho thấy tương quan cung –cầu nhân lực trên thị trường, tỷ lệ thất nghiệp, mức độ cạnh tranh về sử dụng nhân lực giữa các doanh nghiệp... Kế hoạch nhân lực không chỉ được xây dựng dựa trên nhu cầu và khả năng cung ứng nhân lực của thị trường lao động nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch nhân lực. Mở cửa kinh tế, toàn cầu hóa và hội nhập đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, cơ cấu việc làm cũng thay đổi từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Trong bối cảnh đó, thị trường lao động là NQT
cấp trung nói riêng, như một yếu tố khách quan tác động đến việc nâng cao chất lượng NQT cấp trung trong doanh nghiệp bởi thông tin lao động việc làm là toàn diện, sự cạnh tranh việc làm trở nên gay gắt nhằm thu hút NQT cấp trung và số lượng phù hợp với yêu cầu của sản xuất của doanh nghiêp trong từng giai đoạn.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NQT CẤP TRUNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10