Học thuyết công bằng của J.Stacy Adams

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho cán bộ nghiên cứu tại viện khoa học lao động và xã hội (Trang 31 - 32)

Học thuyết công bằng đƣợc John Stacy Adams (ngƣời Bỉ) giới thiệu lần đầu vào năm 1963. Học thuyết đề cập đến vấn đề nhận thức của ngƣời lao động về mức độ đối xử công bằng trong doanh nghiệp. Thuyết công bằng của J.Stacy Adams chủ yếu nghiên cứu về mối quan hệ so sánh giữa sự cống hiến của một cá nhân đối với tổ chức và sự báo đáp mà bản thân cá nhân đó nhận lại đƣợc thông qua việc cống hiến, đƣa ra những yếu tố ngầm và mang tính biến đổi tác động đến sự nhìn nhận và đánh giá của ngƣời lao động đối với tổ chức. Học thuyết này cũng công nhận rằng các cá nhân không chỉ quan tâm tới những gì mà họ nhận đƣợc sau quá trình cống hiến cho tổ chức, mà còn quan tâm đến những gì các cá nhân khác nhận đƣợc thông qua việc cống hiến cùng khối lƣợng cho tổ chức. Các yếu tố đầu vào nhƣ: trình độ, năng lực, học vấn,...đƣợc đem ra để so sánh cùng với các yếu tố đầu ra nhƣ: mức lƣơng, việc tăng lƣơng, khen thƣởng, đƣợc công nhận và các yếu tố khác. Khi một cá

nhân nhận thấy có sự chênh lệch giữa tỉ lệ đầu vào - đầu ra của bản thân đối với một cá nhân khác tƣơng tự, sẽ có sự căng thẳng xảy ra trong suy nghĩ của ngƣời lao động. Chính sự căng thẳng này là cơ sở tạo động lực, khi mà mọi ngƣời phấn đấu để dành đƣợc cái mà họ cho là công bằng, thỏa đáng.

Học thuyết công bằng đề ra những vấn đề rất quan trọng trong xã hội hiện nay, đó là sự công bằng khi phân chia quyền lợi. Tất cả các hoạt động khi có liên quan đến yếu tố quyền lợi nhƣ trả thù lao, đề bạt, khen thƣởng,...đều cần đảm bảo sự công bằng. Thiếu công bằng sẽ gây ra hiện tƣợng bất bình, từ đó dẫn đến không thể tạo động lực trong lao động đƣợc. Tuy nhiên học thuyết công bằng mới chỉ dừng ở đó chứ chƣa trình bày rõ đƣợc cách làm thế nào để xây dựng và duy trì sự công bằng đó. Đối với mỗi ngƣời hay nhóm ngƣời lao động, sự công bằng đƣợc phản ánh ở nhiều mức độ khác nhau. Chẳng hạn, việc một số tổ chức chỉ quan tâm tới khối sản xuất trực tiếp hơn là khối quản lý hành chính, đó có phải là công bằng hay không ?

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho cán bộ nghiên cứu tại viện khoa học lao động và xã hội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)