Định hướng về tạo động lực lao động cho cán bộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho cán bộ nghiên cứu tại viện khoa học lao động và xã hội (Trang 110 - 112)

GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ

3.1.2. Định hướng về tạo động lực lao động cho cán bộ nghiên cứu

Ban hành quy định tiêu chuẩn về năng lực cán bộ, nghiên cứu viên và tiến hành lựa chọn, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ hiện nay để đội ngũ có đủ năng lực, trình độ theo yêu cầu.

Sử dụng các cơ chế ƣu đãi, trọng dụng nhân tài, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, nghiên cứu viên sáng tạo và cống hiến. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực của Viện trên cơ sở phát huy tối đa năng lực, sở trƣờng của cán bộ.

Hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm với đầy đủ các bản mô tả công việc nghiên cứu, yêu cầu thực hiện công việc và tiêu chuẩn năng lực thực hiện công việc; làm cơ sở cho công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đánh giá và trả lƣơng cho từng vị trí trong Viện...

Hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc: thiết kế lại phiếu đánh giá để khắc phục những hạn chế đã phân tích. Xem xét cụ thể với từng đối tƣợng đánh giá khác nhau thì cần có những phƣơng pháp phù hợp, ngƣời đánh giá phù hợp. Tất cả mọi hoạt động đều luôn phải đảm bảo tiết kiệm chi phí, do đó không nên thử nghiệm quá nhiều hệ thống, cần nghiên cứu thật kỹ lƣỡng để quyết định chọn ra hệ thống đánh giá khả quan nhất để thực hiện và phải đảm bảo

Xây dựng chính sách luân chuyển cán bộ sang các cơ quan quản lý nhà nƣớc và địa phƣơng để học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, gắn kết giữa công tác nghiên cứu khoa học với quản lý nhà nƣớc.

Tổ chức nghiên cứu theo các Nhóm Nghiên cứu chuyên đề; Trƣởng Nhóm nghiên cứu chủ động tổ chức nghiên cứu và chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả nghiên cứu trƣớc Viện. Qua đó tăng sự gắn kết, tạo ra môi trƣờng làm việc hiệu quả, dễ dàng học hỏi, trao đổi giữa các cán bộ trong Viện.

Thực hiện các hình thức thƣởng theo khai thác, theo chất lƣợng, tiến độ và sáng kiến triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu.

Trong công tác đào tạo, tìm phƣơng pháp tạo nguồn kinh phí đào tạo để Viện chủ động trong chiến lƣợc đào tạo của Viện. Tiến hành xây dựng chiến lƣợc cụ thể nhằm kích thích, động viên cán bộ trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ theo đề án của Viện, cụ thể:

- Đào tạo sau đại học: 100% nghiên cứu viên có trình độ Thạc sỹ; 20% nghiên cứu viên có trình độ tiến sỹ (2025).

- Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên gia đầu ngành: đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dƣỡng trong nƣớc, ngoài nƣớc trong lĩnh vực lao động và xã hội, phát hiện và bồi dƣỡng, đào tạo mới các chuyên gia đầu ngành.

- Đào tạo ngoại ngữ: đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ bằng nhiều hình thức, thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ sau khi có bằng/chứng chỉ ngoại ngữ. Phấn đấu đến 2030 có 40% cán bộ có thể làm việc độc lập với chuyên gia nƣớc ngoài.

- Đào tạo tin học: nâng cao trình độ tin học cho nghiên cứu viên, phấn đấu 100% nghiên cứu viên sử dụng đƣợc các phần mềm tin học phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho cán bộ nghiên cứu tại viện khoa học lao động và xã hội (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)