Nhóm nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho cán bộ nghiên cứu tại viện khoa học lao động và xã hội (Trang 48 - 50)

1.4.2.1. Bản thân công việc

Cán bộ nghiên cứu nếu đƣợc sắp xếp công việc phù hợp với chuyên môn, năng lực và sở thích của họ thì bản thân họ sẽ có hứng thú làm việc hơn. Đặc biệt đối với việc nghiên cứu khoa học - vốn đƣợc xã hội hiện tại đánh giá cao do hàm lƣợng trí tuệ và những đóng góp cho xã hội. Nhà quản lý cần có những phƣơng pháp để ngƣời lao động, cán bộ nghiên cứu trong tổ chức cảm nhận đƣợc điều đó, qua đó giúp họ quý trọng, gắn bó với công việc, phát huy đam mê của bản thân.

1.4.2.2. Chính sách quản lý nhân lực của tổ chức

Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tạo động lực cho ngƣời lao động thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Một hoặc một nhóm chính sách hợp lý sẽ tạo nên hiệu quả kích thích lao động rất lớn và ngƣợc lại. Đối với các tổ chức nghiên cứu khoa học, một số chính sách sẽ khác với các tổ chức

sản xuất kinh doanh. Chính do vậy công tác quản lý không thể dập khuôn một cách máy móc mà phải có sự phân tích kỹ lƣỡng về mục tiêu, đam mê,…của mỗi nhóm đối tƣợng trong tổ chức, từ đó đƣa ra cách chính sách quản lý một cách hợp lý, tránh làm giảm hay thậm chí triệt tiêu động lực làm việc của ngƣời lao động trong tổ chức.

Đặc trƣng khác biệt nhất đối với nhóm nghiên cứu khoa học là đánh giá chất lƣợng sản phẩm của họ ở mặt chất lƣợng chứ không phải số lƣợng. Khác với phần lớn các khái niệm thể hiện tinh thần nhƣ “làm hết sức”, “cố hết mình”,…hay tất cả các cụm từ khác chú trọng đến “lƣợng” thay cho chất, hay việc đánh giá cao ngƣời lao động làm việc không nghỉ buổi nào, làm việc chăm chỉ liên tục từ sáng tới khuya là không hoàn toàn phù hợp đối với đội ngũ nghiên cứu khoa học. Động lực có chất lƣợng tốt đối với nhóm nghiên cứu khoa học không thể bộc lộ qua vẻ bề ngoài mà phải phụ thuộc vào ý tƣởng, sáng kiến trong tƣ duy của nhóm này.

1.4.2.3. Phong cách người lãnh đạo, quản lý tổ chức

Phong cách quản lý của ngƣời lãnh đạo ảnh hƣởng rất lớn đến tâm lý làm việc của ngƣời lao động, trong đó có vấn đề liên quan tới tạo động lực. Các yếu tố nhƣ năng lực, kinh nghiệm, phẩm chất,… tạo nên phong cách của một nhà lãnh đạo, quản lý. Có nhiều lý thuyết khác nhau về phong cách lãnh đạo nhƣng tại Việt Nam chia làm 4 loại phong cách lãnh đạo cơ bản là chỉ đạo, hỗ trợ, tự do và dân chủ. Đối với nhóm nghiên cứu vốn có tính khoa học, chất xám cao, nhà lãnh đạo, quản lý cần phải cân bằng hài hòa giữa các phong cách, hình thành cách thức lãnh đạo riêng biệt sao cho phù hợp với đặc trung của môi trƣờng này, điều này yêu cầu nhà lãnh đạo phải thực sự có năng lực và tính quyết đoán trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ chức.

1.4.2.4. Môi trường và văn hóa tổ chức

toàn, phƣơng tiện, trang thiết bị làm việc, điều kiện an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động…) phải phù hợp với công việc và đặc thù nghề nghiệp thì các yếu tố nhƣ bầu không khí trong tổ chức, mối quan hệ giữa đồng nghiệp, mối quan hệ lãnh đạo và ngƣời lao độn…là những yếu tố quan trọng tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tâm lý làm việc của ngƣời lao động. Việc tổ chức xây dựng đƣợc môi trƣờng làm việc tốt, tạo dựng đƣợc phông văn hóa đặc trƣng với nhiều điểm tích cực sẽ tác động tốt đến hiệu suất, hiệu quả thực hiện công việc của ngƣời lao động, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của tổ chức đó.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho cán bộ nghiên cứu tại viện khoa học lao động và xã hội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)